Câu chuyện bắt đầu từ một vụ thảm sát diễn ra vào năm 1956 tại ngôi nhà số 37 trên đường Vũ Ninh, thành phố Thượng Hải, Trung Quốc. Theo đó, cảnh sát xác định người gây ra án mạng là một đặc vụ của Quốc dân đảng họ Lâm. Anh này bị lộ danh tính, sợ tội nên đã ra tay với vợ và con trai rồi tự vẫn.
Tuy nhiên, khi đến hiện trường vụ án, cảnh sát bàng hoàng khi không tìm thấy t.hi t.hể của 3 nạn nhân. Sau đó, vụ án ngôi nhà thứ 37 này của Lâm gia cũng trở thành một vụ án bí ẩn chưa có lời giải đáp. Ngôi nhà sau đó cũng được bán cho một gia đình khác. Vài năm sau, vào một buổi đêm muộn, Cục công an đường Vũ Ninh nhận được một cuộc gọi báo án bí ẩn. Ở đầu dây bên kia điện thoại, cảnh sát nghe được tiếng thở dốc, sau đó là một giọng nói lạ không rõ là nam hay nữ báo rằng: “Tôi đã gi.ế.t người, giờ đến đầu hàng. Hiện trường vụ án m.ạ.ng là ngôi nhà số 37 Lâm Gia Trang.”

Nhận được cuộc gọi báo án, người cảnh sát trực ban hôm đó ngay lập tức báo cáo với trưởng phòng điều động đội ngũ đến hiện trường. Khi đội ngũ cảnh sát đến, cánh cửa gỗ của ngôi nhà bị khóa chặn từ bên trong. Theo những người dân ở xung quanh, chủ nhân mới của ngôi nhà này họ Diệp, trong nhà có 1 cặp vợ chồng và hai con nhỏ. Loay hoay suốt 1 tiếng đồng hồ, cánh cửa của ngôi nhà vẫn không thể mở. Cuối cùng, một cậu cảnh sát trẻ tuổi quyết định cầm đèn pin, nhảy vào bên trong ngôi nhà qua đường thông ở cửa sổ. Tuy nhiên, một điều lạ nữa tiếp tục xảy ra, khi cậu cảnh sát này vừa bước vào phòng, chiếc đèn pin trên tay cậu đột nhiên không thể bật lên được nữa. Cậu cảnh sát này cho biết, lúc ấy cậu cảm thấy dưới chân mình ướt sũng, trong phòng là một mùi tanh nồng.
Cố gắng chống chọi lại nỗi sợ, cậu mò mẫm tìm và bật được công tắc đèn thì thấy dưới đất là một lớp máu màu đỏ sẫm. Tất cả những người cảnh sát có mặt trong hôm đó đều nhận định đó là máu người. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là trong nhà không hề phát hiện t.hi t.hể hay dấu chân nào trên nền. Theo phân tích của bác sĩ pháp y, lượng máu này phải là của ít nhất 6 người nhưng theo người dân xung quanh, nhà họ Diệp chỉ có 4 thành viên, vậy lượng máu còn lại là ai?
Nghi vấn thì nhiều nhưng không tìm thấy manh mối, cảnh sát chỉ có thể bỏ ngỏ vụ án, đóng cửa niêm phong ngôi nhà kỳ lạ này.

1 tháng sau khi vụ việc xảy ra, người dân xung quanh ngôi nhà báo với cảnh sát rằng, họ nhìn thấy những đứa trẻ chơi xung quanh ngôi nhà số 37, cánh cửa của ngôi nhà cũng đã bị mở. Nhận được tin báo, cảnh sát lập tức có mặt vì nghi ngờ có trộm. Bước vào ngôi nhà, một vài người đã vô cùng sợ hãi khi nghe tiếng trẻ con nô đùa trên tầng 2. Đi theo tiếng âm thanh, họ phát hiện một chiếc ô tô đồ chơi đang rung lắc mà trước đó nó còn đang nằm ở khe cửa tầng 1, tại sao giờ nó lại ở tầng 2?

Vẫn ra về với hai bàn tay trắng, đội ngũ cảnh sát mặc dù lo lắng nhưng vẫn quay về báo cáo với trưởng phòng tình hình bình thường.
Mười ngày sau, một người hàng xóm sống ngay bên cạnh ngôi nhà số 37 lại thông báo rằng: Tầng 2 của ngôi nhà đêm qua đột ngột bật đèn. Lúc này, đội trưởng đội cảnh sát nghĩ chắc chắn rằng có ai đó đang lẩn trốn bên trong ngôi nhà nên tiến hành phục kích vào ban đêm. Đêm đó, đèn tầng 2 của ngôi nhà quả thực đã sáng.
Đội ngũ cảnh sát lập tức hành động, hai người canh ở ngoài để tên trộm không thể chạy thoát, 3 người khác xông vào trong nhà. Vào nhà, họ phát hiện, máu trên nền nhà đã không còn, đèn tầng 2 vẫn sáng nên họ xông lên trên. Lúc này, của tầng 1 từ từ đóng chặt lại, 2 người bên ngoài không thể mở ra được. Ở bên trong, người dẫn đầu đoàn đang chạy lên tầng 2 thì đột ngột đứng sững lại. Họ không tin vào mắt mình. Ở giữa phòng khách tầng 2, một bàn ăn lớn được đặt, một cánh tay trắng như tuyết từ bàn ăn buông xuống, máu nhỏ xuống sàn nhà. Hai người đằng sau vội vàng quay lưng bỏ chạy, vừa đi vừa hét: “Có ma”, thế nhưng, người đi đầu lại như bị thôi miên, bước tiếp vào căn phòng.
Những người ở bên ngoài sử dụng xà beng cạy cửa. Họ chạy vào trong khi nghe tiếng hét nhưng 3 người cảnh sát đi vào nay chỉ còn 2 người đi ra. Sau hôm đó, ngôi nhà số 37 của Lâm Gia Trang trở thành cấm địa không ai được nhắc tới.
Tưởng chừng mọi chuyện đã kết thúc thì vào một ngày mùa đông năm 1958, một số người dân thành phố Thượng Hải báo với công an rằng, có một đạo sĩ của Yiguandao họ Từ đang lén lút sống trong ngôi nhà số 37 bị niêm phong. Yiguandao là một trường phái Đạo giáo đã được thành lập từ thời Thanh quốc. Thời điểm hoàng kim, Đạo giáo này có đến hơn 1144 đền thờ trên toàn quốc với hơn 3 triệu tín đồ, giúp nó trở thành một trong những tổ chức Đạo giáo lớn nhất vào những năm đó.
Khi bị bắt, vị đạo sĩ họ Từ lắp bắp khai rằng mình được nam chủ nhân của Lâm Gia Trang số 37 là Diệp Tiên Quốc cho phép vào ở. Vậy là vụ án bí ẩn lại được đào lại: Chủ nhân nhà họ Diệp chưa c.hế.t?
Lần theo thông tin mà vị đạo sĩ cung cấp:Tôi biết Diệp Tiên Quốc từ khi còn nhỏ, lần đầu tiên tôi gặp anh ta là vào năm Trung Hoa Dân Quốc thứ 13. Người thẩm vấn mắng anh ta nói dối, bởi vì trong hồ sơ, Diệp Tiên Quốc sinh năm 1933 (tức năm Trung Hoa Dân Quốc thứ 22). Tuy nhiên, vị đạo sĩ họ Từ vẫn khẳng định rằng ông đã thấy Diệp Tiên Quốc xuất hiện ở quê hương mình thuộc địa phận núi Phục Ngưu, tỉnh Hà Nam. Hơn nữa, gần đây ông ta còn gặp lại Diệp Tiên Quốc một lần, đó là vào tháng 11 năm 1956 tại chùa Phật Ngọc. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là Diệp Tiên Quốc lại càng ngày càng trẻ ra. Những tưởng vụ án sẽ có tiến triển mới thì vị đạo sĩ họ Từ lại bất ngờ qua đời trong trại giam. Ba người bị giam cùng với vị đạo sĩ này đều khai rằng: Đêm đó, họ thấy ông này ngồi đối mặt với bức tường, ông ta nói rất nhiều điều vô nghĩa, tựa như tiếng tranh cãi và van xin. Khi tỉnh dậy vào ngày hôm sau, họ Từ kia vẫn ngồi quay mặt vào tường, nhưng họ phát hiện ông ta đã c.h.ế.t, khuôn mặt vẫn hồng hào và không hề có dấu hiệu nhiễm độc nào.
Nhân chứng duy nhất không còn, cảnh sát buộc phải tìm đến quê hương của Diệp Tiên Quốc để điều tra. Kết quả họ đã có một phát hiện kinh ngạc: Cha của Diệp Tiên Quốc cũng được gọi là Diệp Tiên Quốc, ngay cả ông nội của anh ta cũng được gọi là Diệp Tiên Quốc. Hơn nữa, cả cha và ông nội của người này đều không có trong danh sách qua đời được phường xã ghi lại.
Đến năm 1950, Thượng Hải cho xây dựng thêm các làng công nhân mới. Khi các công nhân xây dựng đến ở tạm trong ngôi nhà số 37 của Lâm Gia Trang, họ đào một chiếc giếng lớn 3m dưới lòng đất thì tình cờ phát hiện ra t.hi t.hể của vợ và 2 con Diệp Tiên Quốc. Vì vậy, họ đã báo công an, khiến nghi vấn Diệp Tiên Quốc là người gây ra án mạng tăng gấp đôi. Cảnh sát hạ lệnh truy nã loại A đối với ông ta.
Bác sĩ pháp ý cũng tiến hành khám nghiệm 3 nạn nhân. Điều kỳ lạ là họ đã qua đời nhưng lại không hề bị thối rữa, nhìn qua giống như người sống.
Cuối cùng Diệp Tiên Quốc bị bắt tại Giang Tây. Vụ án có tính chất đặc biệt nên nghi phạm bị giam trong một xà lim đặc biệt. Trong quá trình thẩm vấn, Diệp Tiên Quốc có vẻ mắc một chứng bệnh lạ. Ông không nói lời nào mà chỉ nhìn chằm chằm trần nhà với đôi mắt vô hồn. Người này cũng chưa bao giờ ăn uống.
Một tháng sau, vì tổ công tác và các chuyên gia của Bộ Công an không có manh mối nên phải đưa ông ta đi giám định t.â.m th.ầ.n. Khi chụp ảnh CT não của Diệp Tiên Quốc, tất cả mọi người đều có vẻ mặt đều kinh hãi, ông ta không hề có mô n.ã.o! Một người “không có não” thì có được coi là người sống không?

Đến tháng 4/1959, trước Lễ thanh minh 1 ngày, cảnh sát tiến hành đưa Diệp Tiên Quốc đến nhận diện hiện trường lần cuối. Tối đó, ở căn nhà số 37, gió thổi rất mạnh. Vừa đến ngôi nhà, Diệp Tiên Quốc bất ngờ cười lớn. Một lớp sương mù dày đặc cũng đột nhiên xuất hiện bao quanh ngôi nhà. Những người cảnh sát có mặt ở hiện trường dường như còn nhìn thấy ánh sáng lập lòe. Sau khi sương mù biến mất, Diệp Tiên Quốc cũng không còn ở đó, ba cảnh sát đứng gần ông ta cũng hôn mê theo.
Sau này, cảnh sát kể lại rằng, trong đám sương mù, họ nhìn thấy hình ảnh hiện trường vụ án, sàn nhà đầy m.á.u tươi, những tiếng cười của hai đứa trẻ phát ra từ tầng hai.
Vụ án này vẫn tiếp tục là một bí ẩn.
Vậy rốt cuộc Diệp Tiên Quốc là ai? Chuyện gì đã xảy ra? Rất nhiều suy đoán được hình thành. Có người cho rằng đây có lẽ chỉ là một vụ án mạng bình thường nhưng bị mọi người thổi phồng lên. Tuy nhiên, cũng có người cho rằng Diệp Tiên Quốc thực sự đã dùng vợ con để hoàn thành nghi lễ "thay hình đổi dạng" hay còn gọi là lễ "lên trời và trường sinh bất tử".
Nguồn: Zhihu via Những Thứ Đáng Sợ