Bên cạnh những họ chiếm đa số ở Việt Nam thì còn nhiều họ hiếm mà nhiều người thậm chí còn chưa bao giờ nghe đến.
Theo đó, qua lịch sử ngàn năm văn hiến, trong cuốn “Họ và tên người Việt Nam” thống kê rằng , nước ta có khoảng 1023 họ. Trong đó, người Kinh chiếm đến 300 họ, còn lại là những họ có xuất xứ từ Trung Quốc và của các dân tộc thiểu số.
Trong số 1023 họ thì có 15 họ phổ biến mà chiếm đa số là họ Nguyễn (31,5%). Tiếp theo đó là họ Trần 10,9%; họ Lê 8,9%; họ Phạm 5,9%; họ Hoàng/Huỳnh 5,1%; họ Vũ/Võ 4,9%; họ Phan: 2.8%; họ Bùi: 2,1%; họ Đặng: 1.9%; họ Đỗ: 1,9%; họ Ngô: 1,7%; họ Hồ: 1,5%; họ Dương: 1,4%; họ Đinh: 1%....
Dòng họ Nguyễn chiếm tỷ lệ nhiều nhất ở Việt Nam và cũng là một trong 3 họ lớn ở nước ta. Điều này cũng không quá khó hiểu khi mà triều đại nhà Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam. Bên cạnh đó, dòng họ này cũng thuộc trong top những dòng họ có nguồn gốc châu Á xuất hiện nhiều nhất ở các nước quốc tế như Úc, Hoa Kỳ...
Tương tự thì các dòng họ Trần, Lê,... cũng là những dòng họ gắn liền với các vị vua đã từng cai trị trong các triều đại phong kiến của Việt Nam như nhà Trần, nhà Tiền Lê, Hậu Lê...
Như vậy, 90% người Việt mang 14 họ phổ biến và 10% con lại là họ hiếm. Bên cạnh đó, còn có một số họ nhiều người thậm chí còn chưa bao giờ nghe qua. Các họ này chủ yếu có nguồn gốc từ người Hoa do họ du nhập vào Việt Nam từ thời xa xưa hoặc ở các vùng miền núi, người dân tộc thiểu số.
Một số họ hiếm có thể kể đến như: Bạc, Bua, Bế, Bun, Cầm, Cà, Chiêu, Chẩu, Đèo (hoặc Điêu), Khằm, Hoàng, Lỡ, Leo, Lý, Lò, Lô, Lềm, Lộc, Lừ, Lự…Những họ này là của dân tộc Thái.
Đối với họ người Khmer Nam Bộ sẽ bao gồm nguyên gốc và Việt hoá, bao gồm các họ: Sơn, Thạch, Liêng, Trương…