Từ bỏ những thành phố lớn như Bắc Kinh, Hàng Châu, nhóm bạn trả 9x đã quyết định sống một cuộc đời hoàn toàn khác biệt ở vùng núi Bắc Phong, Phúc Châu, Trung Quốc.
Nhóm bạn này có tổng cộng 8 người với những công việc và hoàn cảnh sôkhác nhau. Có người theo học nghệ thuật truyền thống từ một người thầy ẩn cư trên núi; có người thì mệt mỏi với cuộc sống thị thành, mỗi ngày mất hàng giờ đồng hồ để chen lấn tàu điện ngầm; có người muốn tìm một chốn bình yên để tập trung sáng tác; có người rơi vào cảnh bị di dời… Dù có rất nhiều lý do khác nhau, nhưng họ đã cùng đưa ra một quyết định tương tự.
Khi chuyển đến miền núi, họ thường đi dạo khắp các ngọn núi để đào cây về trồng, thu thập đá về lát thành con đường hoặc khoảng sân trong nhà, từ đó mà gom góp xây dựng được căn nhà vườn bằng vật liệu địa phương.
Căn nhà miền núi được xây dựng và trang trí bằng những vật liệu địa phương
Những khoảng "giếng trời" tự nhiên giúp mọi người vừa làm việc, sinh hoạt, vừa ngắm trời xanh mây trắng như một bức tranh
Sống ở vùng núi, họ hiếm khi phải tiêu tiền vì tài nguyên núi cho phép họ tự cung tự cấp. Trời ấm thì cùng nhau trồng rau, trời lạnh thì chặt củi nhóm lửa. Ở phía sân sau, họ có một trang trại để nuôi gà, vịt, thỏ và trồng rau. Mỗi lần nấu nướng thì chỉ cần đi thẳng ra vườn là có được những nguyên liệu thực phẩm tươi mới nhất. So với thành phố thì cuộc sống nơi đây có chi phí cực kỳ thấp.
Bên cạnh đó, không gian thoáng đãng và yên tĩnh cũng cho họ nhiều cảm hứng sáng tạo, rất hữu ích cho công việc của Tiểu Lôi và Tiểu Sinh - những người sáng tác tác phẩm sơn mài truyền thống. Ngoài ra còn có cả Tiểu Khải - làm nghề gốm điêu khắc.
Nhóm bạn có thể trồng rau, chăn nuôi để phục vụ cuộc sống sinh hoạt
Họ còn xây dựng những gian nhà để quây quần bên nhau
Thời gian đầu khi mới chuyển đến, Tiểu Khả nhiều lần hoảng sợ khi thấy rắn bò vào nhà. Nhưng bây giờ anh đã có thể tự nhiên bắt rắn rồi thả về núi.
Thỉnh thoảng, căn nhà còn bị heo rừng, hoẵng núi, sóc đột nhập. Nói đến điều này, Tiểu Khả đùa: "Khi quen rồi, mọi người sẽ thấy những loài động vật hoang dã giống như hàng xóm mà thôi. Thỉnh thoảng xuất hiện, chào hỏi, không can thiệp lẫn nhau, và mỗi người đều có vị trí của mình trong núi".
Chia sẻ về những thay đổi trong lối sống và suy nghĩ của mình, Tiểu Vận nói: "Ở Bắc Kinh, lúc nào tôi cũng tâm niệm sẽ cố gắng làm việc vài năm, sau đó dành thời gian để tập trung sáng tạo. Tuy nhiên, guồng quay cuộc sống luôn đẩy mình không ngừng tiến lên, chưa bao giờ có thể dừng lại.
Sau khi đến vùng núi, tôi mới thấy rằng nó không bất tiện như mình từng tưởng tượng. Ngọn núi này có điện, có Internet, có cả một nhà hàng nhỏ và điểm thu gom chuyển phát nhanh. Điều quan trọng là ở đây, chỉ đối mặt với thiên nhiên và chính mình, bạn sẽ dần nhận ra điều mình thực sự cần".
Họ dần thay đổi suy nghĩ khi sống hòa mình với thiên nhiên
Sau khi cảm nhận và dần quen với vẻ đẹp của cuộc sống trên núi, nhóm bạn trẻ bắt đầu hành trình nuôi dưỡng thế hệ con cái của mình tại đây. Theo đó, gia đình Tiểu Khải và Tiểu Lôi đều đã có con và có chung quan điểm để con cái lớn lên tự do trên núi. Sau này, khi trẻ biết đi, họ chỉ cho con những khu vực an toàn, rồi để trẻ tự khám phá.
Những đứa trẻ khi lớn lên cũng được hướng dẫn sống hòa hợp với thiên nhiên