Chị Dậu là nhân vật quen thuộc với nhiều người nhưng tên thật của người phụ nữ trong tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố là gì thì không phải ai cũng rõ.
"Tắt đèn" là một trong những tác phẩm Văn học tiêu biểu nhất của nhà văn Ngô Tất Tố, được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông. Đây là tác phẩm Văn học hiện thực phê pháp, nội dung nói về cuộc sống khốn khổ của tầng lớp nông dân Việt Nam đầu thế kỷ 20, trước năm 1945, dưới ách đô hộ của thực dân Pháp.
Chị Dậu là nhân vật chính trong "Tắt đèn", người phụ nữ với những thống khổ trong xã hội thời ấy. Theo "Tắt đèn", Chị Dậu có tên thật là Lê Thị Đào, một người xinh đẹp, thông minh, lanh lợi, giỏi giang, tháo vát.
Câu hỏi tên thật của Chị Dậu được đưa vào chương trình "Ai là triệu phú" trên kênh VTV của Đài Truyền hình Việt Nam
Lúc đầu, gia cảnh anh Dậu (Nguyễn Văn Dậu) dư dả, nhưng vì liền lúc mẹ và em trai anh Dậu cùng qua đời, anh chị dù hết sức tiết kiệm nhưng vẫn phải tiêu quá nhiều tiền cho 2 đám ma. Sau đó anh Dậu cũng mắc bệnh sốt rét, không làm gì được, mọi vất vả dồn lên vai chị Dậu khiến gia cảnh lâm vào bế tắc.
Trong nội dung tác phẩm, hình ảnh chị Dậu bán con gái đầu lòng (Tý) và đàn chó mới đẻ để có tiền nộp sưu cho bọn địa chủ cứu chồng khiến nhiều người không khỏi nghẹn ngào. Cái Tý là đứa trẻ sớm biết làm, biết nghĩ, biết lo toan nên đã chấp nhận sang nhà Nghị Quế đi ở.
Hình ảnh Chị Dậu được tái hiện lại trong bộ phim "Chị Dậu"
Tác phẩm "Tắt đèn" kết thúc bằng câu "Chị vùng chạy ra ngoài giữa lúc trời tối đen như mực, đen như cái tiền đồ của chị vậy". Hình ảnh "Trời tối đen như mực" gợi lên số phận chung của người nông dân Việt Nam bị bần cùng hoá bởi chế độ thực dân nửa phong kiến.
"Tắt đèn" hiện tại vẫn là một trong những tác phẩm Văn học bất hủ. Trong xã hội hiện đại, cụm từ "Chị Dậu" cũng vẫn thường được dùng để chỉ những con người hoặc gia đình có hoàn cảnh quá khó khăn, nghèo khổ so với mặt bằng chung của xã hội.