24h
Yeah1 News

Lầm tưởng về nghề nghiệp “thời thượng” mà bạn trẻ gặp phải

Thứ sáu, 10/09/2021 | 08:59 (GMT+7)

Học nghề “thời thượng” dễ xin việc, chỉ cần có kiến thức chuyên môn là đủ, làm nghề này nhanh giàu... là những lầm tưởng thường gặp ở nhiều bạn trẻ. Để không có những hiểu lầm dẫn đến chọn sai ngành nghề, sinh viên cần được trải nghiệm thực tế nhiều hơn ngay trong môi trường Đại học.

Học nghề “thời thượng” dễ xin việc

Một thời, ngành tài chính ngân hàng “lên ngôi” cùng với sự mở cửa kinh tế trong nước. Học ngành này được sinh viên cuối 8X, đầu 9X coi là ngành “thời thượng”, đảm bảo ra trường có việc làm ngay. Các trường CĐ – ĐH “nở rộ” mở ngành, tuyển sinh số lượng sinh viên lớn dẫn đến cung vượt quá cầu. Hệ quả là chỉ sau vài năm, các doanh nghiệp tài chính ngân hàng không còn nhiều nhu cầu tuyển dụng. Nhiều cử nhân, thạc sĩ ngành “hot” ra trường với bằng ưu vẫn thất nghiệp hoặc phải chấp nhận làm trái ngành.

Học nghề “thời thượng” chưa chắc dễ xin việc. Nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp mỗi ngành nghề phụ thuộc vào biến động của thị trường, kinh tế xã hội. Ngoài ra, nắm bắt được cơ hội đó hay không còn tùy vào năng lực của mỗi cá nhân.

 Các nghề “thời thượng” thường có tỷ lệ cạnh tranh cao

Các nghề “thời thượng” thường có tỷ lệ cạnh tranh cao

Chỉ cần kiến thức chuyên môn là đủ

Những ngành nghề được cho là “thời thượng” tất nhiên đòi hỏi nhân sự có kiến thức chuyên ngành tốt. Tuy vậy, một thực tế đang diễn ra là nhiều cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp trong khi những bạn trẻ khác chỉ tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp -  thường được hiểu là bậc học đào tạo không chuyên sâu bằng đại học, cao học nhưng lại được tuyển dụng ngay khi vừa ra trường với mức lương khá cao.

Nhiều doanh nghiệp thẳng thắn chia sẻ: bạn trẻ chỉ tập trung học kiến thức chuyên môn và mong tìm được việc chỉ nhờ kiến thức ấy là sai lầm. Hiện, thị trường lao động thay đổi không ngừng, đòi hỏi nhân sự không chỉ giỏi chuyên môn mà còn cần có kỹ năng thực tế, kinh nghiệm, khả năng thích ứng... Những kỹ năng ấy có lẽ không sách vở nào dạy được mà chỉ có thể do bạn trẻ tự trang bị qua trải nghiệm thực tế.

Làm nghề “thời thượng” nhanh giàu

Thực tế, nhiều doanh nghiệp không tiếc tiền trả cho nhân sự có kiến thức, kỹ năng tốt, có nhiều sáng tạo mang lại hiệu quả cao trong công việc. Đặc biệt, với những ngành nghề  đang lên trong xã hội, mức lương này có thể khiến nhiều bạn trẻ sống dư dả, thoải mái thậm chí có thể sử dụng để đầu tư tiếp.

Tuy nhiên, không phải cứ làm nghề “hot” là được trả lương cao. Nếu xuất phát điểm của bạn vừa đủ đáp ứng yêu cầu công việc nhưng không có thái độ cầu tiến, trau dồi kiến thức và kỹ năng thì mức lương cũng “dậm chân tại chỗ”. Không những thế, bạn còn dễ có khả năng bị thị trường đào thải bởi những nhân sự trẻ hơn, kỹ năng và kiến thức tốt hơn.

Bạn trẻ làm gì để không lầm tưởng?

Hầu hết doanh nghiệp hiện nay tuyển dụng theo nhu cầu thị trường. Bởi vậy, bạn trẻ cũng cần nhìn nhận cơ hội việc làm, nhất là làm việc trong ngành nghề “thời thượng” có độ cạnh tranh cao dưới góc độ thực tế. Nhiều bạn tìm đến những hoạt động trải nghiệm trong trường ĐH để tự trang bị vốn sống, kỹ năng mềm và khả năng thấu hiểu bản thân cũng như yêu cầu nhà tuyển dụng với nhân sự.

 Company tour là một trong những hoạt động trải nghiệm giúp sinh viên ĐH FPT tìm hiểu thực tế môi trường làm việc tại doanh nghiệp

Company tour là một trong những hoạt động trải nghiệm giúp sinh viên ĐH FPT tìm hiểu thực tế môi trường làm việc tại doanh nghiệp

Minh Khoa (sinh viên ĐH FPT) khá tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm trong trường, nhất là hoạt động liên quan đến định hướng, thực hành nghề nghiệp. Khoa đang học ngành Kỹ thuật phần mềm, một trong những ngành có nhu cầu nhân lực cao, nhiều cơ hội đi nước ngoài hoặc làm việc cho các công ty công nghệ toàn cầu. Tuy vậy, nam sinh này cho rằng chỉ giỏi kiến thức chuyên môn là chưa đủ, người làm công nghệ phải nhanh nhạy nắm bắt thời cuộc hơn các ngành nghề khác.

Tại các sự kiện định hướng nghề nghiệp do ĐH FPT tổ chức, Khoa được gặp các chuyên gia, CEO, các cựu sinh viên thành đạt trong nhiều lĩnh vực trong đó có IT. Nam sinh này học hỏi được nhiều kinh nghiệm làm việc thực tế, chia sẻ được những băn khoăn về cơ hội việc làm trong ngành. Sắp tới, Khoa sẽ tham gia Học kỳ doanh nghiệp trong thời gian hơn 4 tháng. Đây là học kỳ đặc biệt khi cậu được tham gia vào công việc thực tế tại doanh nghiệp như nhân viên thực thụ.

“Mình nghĩ đây là khoảng thời gian để mình vận dụng kiến thức đã học vào dự án tại công ty, học hỏi thêm kinh nghiệm từ các đàn anh đàn chị, thích nghi với môi trường mới khi từ một sinh viên chuyển dần sang một nhân viên chuyên nghiệp. Qua đó, mình sẽ có được cái nhìn, cảm nhận thực tế về nghề IT hiện nay.” Khoa cho biết.

Theo dõi Yeah1 trên Yeah1 - Google news
Từ khóa: ĐH FPT  

Cùng chuyên mục