Số người qua đời lúc ấy nhiều đến mức các thần dân đồng loạt nghi ngờ do Hoàng đế Càn Long ra tay sát hại. Vậy thực hư của chuyện này ra sao?
Trong lịch sử Trung Quốc, ba vị Hoàng đế Khang Hi, Ung Chính và Càn Long đã tạo nên một dấu ấn đậm nét ở thời đại nhà Thanh. Họ đã tạo nên thời kỳ "Khang Càn thịnh thế" lừng lẫy mà ai ai cũng nhớ đến. Nếu như Khang Hi và Ung Chính luôn nghiêm minh, cần cù lo cho bá tánh, thì Càn Long lại mở ra một triều đại, mà ở đó ông tự cho mình là "Thập toàn lão nhân" (người hoàn hảo).
Không những đam mê viết thơ, Càn Long còn thường xuyên du ngoạn về vùng Giang Nam, cũng như tổ chức những bữa tiệc linh đình. Nhân dịp đứa cháu thế hệ thứ 5 của ông ra đời, vua Càn Long đã tổ chức "Thiên tẩu yến" ở Càn Thanh cung và mời hơn 3000 cụ già từ khắp nơi đến dự. Đây là hoạt động để Càn Long phát huy đức tính truyền thống kính già yêu trẻ từ ngàn đời.
Tuy nhiên, nhiều người ngỡ ngàng khi biết lần lượt cụ già đến tham gia bữa tiệc đều qua đời trong thời gian ngắn. Được biết, "Thiên tẩu yến" mời những người từ 65 tuổi trở lên, từ đó mà bữa tiệc này được gọi là “Tiệc nghìn người già”. Không chỉ có hoàng thân quốc thích, một số người già ngoài cung cũng được mời đến dự.
"Tiếu đình tục lục - Thiên tẩu yến" ghi lại rằng: "Tham gia thiên tẩu yến lần này tổng cộng có hơn 3.900 người với hơn 800 bàn". Đặc biệt, một ông lão 90 tuổi còn có vinh dự được hoàng tử, hoàn tôn lần lượt kính rượu, bày tỏ đức hạnh kính già yêu trẻ của hoàng thất.
Luôn được mệnh danh là người tôn trọng các cụ già, lẽ nào Càn Long lại nhẫn tâm ra tay để mọi người trong "Thiên tẩu yến" lần lượt qua đời? Thật ra, không ai có thể trách Càn Long được, nguyên nhân lúc ấy thật sự là sự cố ngoài ý muốn. Lý giải cho sự việc kỳ lạ này, người đời truyền tai nhau 3 lý do như sau:
Đầu tiên, phần lớn những người tham dự "Thiên tẩu yến" đều đã lớn tuổi, giao thông thời đấy cũng khó khăn, muốn đến được kinh thành phải tốn một thời gian rất dài. Trải qua cả quá trình như thế, hẳn một số người già đã thấm mệt, thậm chí kiệt sức, nên không đảm bảo được về mặt sức khỏe.
Tiếp theo đó, do Càn Long là người rất coi trọng nghi thức quân - thần, người già phải quỳ lạy 3 lần với Hoàng đế trước khi nhập tiệc. Cộng với việc sức khỏe yếu ớt sau quãng đường đi, động tác quỳ lạy còn gây trở ngại với những khách mời, vì đa số xương cốt họ đều yếu kém vô cùng.
Hơn thế nữa, quy mô của bữa tiệc lên đến 800 bàn, 3000 người và đầu bếp hoàng cung không thể nấu một lần được số lượng lớn như vậy, dẫn đến một số món ăn làm trước bắt đầu hỏng hóc. Có thể nói, đây là cơ hội “ngàn năm có một”, là phước trời ban đối với những thần dân, nên không dại gì mà các cụ không cố gắng ăn nhiều “cao lương mỹ vị” nhất có thể.
Việc ăn quá nhiều trong một lúc, cùng với đồ ăn dần nguội lạnh sau hàng loạt nghi thức chắc chắn không hề tốt cho dạ dày của những người lớn tuổi. Ngay sau khi bữa tiệc kết thúc, họ phải nhanh chóng lên xe ngựa trở về mà không hề có thời gian nghỉ ngơi.
Tất cả những yếu tố trên đã khiến một loạt khách mời lớn tuổi của bữa yến tiệc đổ bệnh, rồi qua đời ngay sau đó. Tuy nhiên, vì tính hợp lý của những nguyên nhân trên nên vua Càn Long đã phần nào được “minh oan” trong câu chuyện này.
Ảnh: Tổng hợp