24h
Yeah1 News

Chuyển khoản nhầm 600 triệu đồng, người đàn ông “đau đầu” khi đối phương đồng ý trả nhưng tòa án lại không cho

Thứ sáu, 20/10/2023 | 16:20 (GMT+7)

Người đàn ông chuyển khoản nhầm số tiền 600 triệu đồng và dù người nhận đã đồng ý trả lại, tuy nhiên, tòa án quyết định không chấp nhận yêu cầu này.

Sự việc hi hữu thu hút sự chú ý của cư dân mạng, theo đó anh Đỗ giám đốc của một nhà máy phần cứng tại Chiết Giang,Trung Quốc vướng vào rắc rối không đáng có. Cụ thể, khi chuyển số tiền hơn 180.000 NDT (khoảng 600 triệu đồng) cho khách hàng của mình nhưng vì sơ suất không lường trước, anh lại chuyển khoản nhầm số tiền này cho một người đàn ông không quen biết tên Du.

Sau khi liên hệ được với anh Du và giải thích tình hình, đối phương đã đồng ý trả lại số tiền này cho anh Đỗ. Mọi chuyện tưởng chừng có thể được giải quyết nhanh chóng, nhưng khi cả hai đến ngân hàng để rút tiền, họ nhận được thông báo không mong muốn là tài khoản của anh Du đã bị tòa án yêu cầu phong tỏa trước đó không lâu.

Chuyển khoản nhầm 600 triệu đồng, người đàn ông “đau đầu” khi đối phương đồng ý trả nhưng tòa án lại không cho
Chuyển khoản nhầm 600 triệu đồng, người đàn ông “đau đầu” khi đối phương đồng ý trả nhưng tòa án lại không cho

Không hiểu tại sao lại có sự phức tạp như vậy, giám đốc Đỗ và anh Du đã nhanh chóng đến Tòa án địa phương để làm rõ sự việc. Hóa ra, anh Du đã mắc nợ 300.000 NDT (khoảng 1 tỷ đồng) cho một người khác và chưa trả, dẫn đến việc đối phương khởi kiện và yêu cầu tòa án phong tỏa tài sản của anh. Điều không may xảy ra khi lệnh đóng băng tài khoản của anh Du đã được thực hiện ngay sau khi anh Đỗ gửi nhầm số tiền cho anh Du. Vì vậy, anh Du không thể trả lại số tiền cho anh Đỗ ngay được.

Chuyển khoản nhầm 600 triệu đồng, người đàn ông “đau đầu” khi đối phương đồng ý trả nhưng tòa án lại không cho - ảnh 2

Liên quan đến sự việc này, anh Du cũng bày tỏ quan điểm của mình là muốn trả tiền cho người chuyển nhầm, còn việc anh nợ tiền thì bị khóa tài khoản là hợp lý. Tuy nhiên, thẩm phán tòa án giải thích sự việc không đơn giản như anh Du vẫn nghĩ.

Trước hết, sau khi xảy ra giao dịch nhầm, số tiền ban đầu thuộc về giám đốc Đỗ đã bị chuyển vào tài khoản của anh Du. Điều này có nghĩa là quyền sở hữu về số tiền này đã chuyển sang anh Du từ góc độ pháp lý. Do đó, anh Đỗ, người trước đây là chủ sở hữu của số tiền đó, có quyền trở thành chủ nợ của anh Du và yêu cầu anh Du trả lại số tiền tương đương.

Chuyển khoản nhầm 600 triệu đồng, người đàn ông “đau đầu” khi đối phương đồng ý trả nhưng tòa án lại không cho - ảnh 3

Thứ hai, nếu giám đốc Đỗ muốn khôi phục số tiền của mình, thì chỉ có thể thực hiện điều này thông qua các biện pháp hợp pháp như khởi kiện anh Du và yêu cầu anh ta trả lại số tiền. Trong tình huống này, anh Đỗ có quyền như bất kỳ chủ nợ nào khác. Về khoản nợ cá nhân ban đầu của anh Du là 300.000 NDT (khoảng 1 tỷ đồng) cũng trở thành một khoản nợ chung. Trong quá trình thực hiện quyết định của tòa án, các yêu cầu tịch thu hoặc phong tỏa từ các chủ nợ sẽ được xem xét và xử lý theo thứ tự mà chúng được đưa ra.

Chuyển khoản nhầm 600 triệu đồng, người đàn ông “đau đầu” khi đối phương đồng ý trả nhưng tòa án lại không cho - ảnh 4

Nghe đến đây, anh Đỗ đã không còn cách nào khác ngoài việc đưa vụ việc ra tòa và yêu cầu anh Du trả lại 180.000 NDT. Sau khi Tòa án giải quyết vụ việc này, cả hai bên đã đạt được thỏa thuận rằng anh Du sẽ hoàn trả 180.000 NDT cho anh Đỗ. Tuy nhiên, vì tình hình tài chính của anh Du đang trong giai đoạn khó khăn, việc anh Đỗ muốn lấy lại số tiền gửi nhầm của mình cũng sẽ cần thêm thời gian.

Trong trường hợp khoản nợ 300.000 NDT của anh Du vẫn chưa được giải quyết, hoặc quyết định của tòa chưa có hiệu lực, hoặc tòa án chưa thực hiện, anh Đỗ có thể đệ đơn xin tham gia quá trình phân chia để có thể nhận trước một phần nhỏ của số tiền 180.000 NDT.

Theo dõi Yeah1 trên Yeah1 - Google news

Cùng chuyên mục