24h
Yeah1 News

Cận cảnh phương pháp nhập khẩu điện, vì sao phải nhập khẩu điện

Thứ sáu, 09/06/2023 | 18:06 (GMT+7)

Tình trạng mất điện thường xuyên ở miền Bắc khiến nhiều người phải thắc mắc về tình trạng điện của Việt Nam. Được quan tâm nhiều nhất là việc nước ta phải nhập khẩu điện từ nước khác.

Mới đây, tổng giám đốc Điện lực Việt Nam (EVN) đã có văn bản giải trình ý kiến của các đại biểu Quốc hội liên quan tình hình sản xuất, kinh doanh của EVN. Từ văn bản này, người dân có thể giải đáp được nhiều thắc mắc về tình trạng điện hiện tại của Việt Nam.

Tại sao Việt Nam nhập điện từ Lào, Trung Quốc thay vì mua điện gió, điện mặt trời?

Theo EVN, sản lượng điện nhập khẩu của chúng ta khá nhỏ, chưa tới 1,3% sản lượng toàn quốc. Theo đó, chúng ta nhập khẩu điện không hẳn là vì thiếu. Chúng ta đã mua điện của Trung Quốc từ năm 2005 và từ lâu cũng đã bán điện sang Campuchia theo các hiệp đinh giữa các nước láng giếng với nhau.

Năng lượng tái tạo thời gian qua của Việt Nam phát triển mạnh nhưng ở khu vực miền Trung và miền Nam là chủ yếu. Ở một số thời điểm, khó khăn về cung cấp điện lại diễn ra ở miền Bắc. Bên cạnh đó, khâu kỹ thuật của chúng ta còn nhiều hạn chế nên các nguồn điện bổ sung ở miền Trung và miền Nam không thể vận hành đi để hỗ trợ miền Bắc.

Không hẳn là thiếu mới nhập điện từ Lào, Trung Quốc (Ảnh minh họa)
Không hẳn là thiếu mới nhập điện từ Lào, Trung Quốc (Ảnh minh họa)

Cận cảnh phương pháp nhập khẩu điện của Việt Nam:

Được biết, Việt Nam đã thiết lập những đường dây nhập khẩu điện với Trung Quốc từ năm 2004 qua các đường dây cao thế nối Lào Cai - Hà Khẩu. Sau đó là tuyến Lào Cai - Hà Khẩu, Hà Giang - Malutang và Thân Câu - Móng Cái. 

Giai đoạn 2004 -2010, miền Bắc nước ta cũng từng rơi vào tình cảnh thiếu điện nghiêm trọng. Chính nhờ kết nối với Trung Quốc mà các tỉnh miền núi phía Bắc mới có điện ổn định hơn. Sau đó, nhà máy Thủy điện Sơn La đi vào hoạt động và một loạt nhà máy điện lớn cũng được vận hành, miền Bắc đã có đủ điện từ đó.

Việt Nam đã thiết lập những đường dây nhập khẩu điện với Trung Quốc và Lào từ lâu (Ảnh minh họa)
Việt Nam đã thiết lập những đường dây nhập khẩu điện với Trung Quốc và Lào từ lâu (Ảnh minh họa)

Chúng ta bắt đầu nhập khẩu điện từ lào vào năm 2013 với đường dây 220kV Xe Ka Man 3- Thạch Mỹ và Xe Ka Man 1 - Pleiku. Những năm gần đây, tổng lượng điện nhập từ Trung Quốc và Lào chỉ chiếm từ 1 đến 1,5% tổng sản lượng điện của Việt Nam. Chúng ta cũng xuất khẩu điện qua Campuchia với sản lượng khoảng 1 tỷ kWh/năm qua các đường dây cao áp và trung áp nối giữa các tỉnh biên giới.

Cụ thể về phương pháp và cách thức nhập điện, đối với điện nhập từ Trung Quốc, chúng sẽ cấp thẳng đến các tỉnh miền núi phía Bắc, không hòa đồng bộ với lưới điện cả nước. Các tỉnh đó đã được thiết kế sẵn lưới điện và các trạm biến áp để sẵn sàng chuyển điện từ Trung Quốc về Việt Nam (và ngược lại) chỉ trong vài tiếng.

Điện từ Lào khi vào nước ta sẽ được hòa thẳng vào lưới điện Việt Nam rồi truyền tải ra Bắc hay Nam tùy theo nhu cầu của hệ thống điện. Ban đầu, hệ thống điện 500kV của nước ra chỉ để chuyển điện Hòa Bình vào Nam. Tuy nhiên hiện tại, hệ thống đã được mở rộng nên có thể được chuyển điện tùy nhu cầu thời điểm từ Bắc vào Nam, hay từ Nam ra Bắc.

Với tình trạng mất điện kéo dài mùa nắng nóng, đường dây Thâm Câu - Móng Cái vốn đã ngưng sử dụng mấy năm nay sẽ được huy động trở lại. TP Móng Cái được kết nối với lưới điện phía Nam Trung Quốc với công suất nhỏ - chỉ 70 MW nhưng cũng giúp hệ thống điện miền Bắc có khoảng dư để vận hành an toàn hơn.

Ảnh: Tổng hợp

Theo dõi Yeah1 trên Yeah1 - Google news

Cùng chuyên mục