Xót xa hoàn cảnh của nam sinh nghèo ăn mì tôm quanh năm, bữa sang nhất được ăn rau luộc

Tuy nhà nghèo nhưng nam sinh có nghị lực phấn đấu phi thường, vượt qua nghịch cảnh. Cậu cho biết thức ăn mỗi ngày là mì tôm, thỉnh thoảng mới có rau luộc ăn đỡ ngán.

Thông tin liên quan đến hoàn cảnh nghèo khó của một nam sinh sống ở TP.HCM được đăng tải trên báo Thanh Niên thu hút sự chú ý của mọi người. Câu chuyện của cậu được chia sẻ lại trên các diễn đàn mạng xã hội kèm theo nhiều lời kêu gọi giúp đỡ từ các mạnh thường quân để giúp nam sinh có cuộc sống ổn định hơn cho con đường học tập sắp tới.

Nam sinh trong câu chuyện tên Nguyễn Hùng Mạnh, là học sinh trường THPT Tây Thạnh (quận Tân Phú, TP.HCM). Sau khi bố mẹ ly hôn, Mạnh theo mẹ vào TP.HCM mưu sinh. Thời điểm đó hai mẹ con rất nghèo, không có công việc làm nên Mạnh bị gửi vào cơ sở bảo trợ xã hội ở quận Bình Tân. 

Sau này, anh trai của Mạnh cũng vào TP.HCM và đến cơ sở bảo trợ sinh sống. Mẹ của Mạnh được nhận vào làm giúp việc trong một gia đình, được chủ thương nên cho ở lại. Khi anh trai của Mạnh đỗ đại học, mẹ và anh trai dọn ra sống trọ, Mạnh thì tiếp tục ở lại cơ sở bảo trợ.

Mạnh cần cù trong việc học tập để vượt qua hoàn cảnh khó khăn (Ảnh: Thanh Niên)
Mạnh cần cù trong việc học tập để vượt qua hoàn cảnh khó khăn (Ảnh: Thanh Niên)

Nam sinh chia sẻ với PV báo Thanh Niên, cách đây vài tháng, vì phải ôn luyện thi cuối cấp nên Mạnh chuyển ra ngoài sống. Nhưng do trọ của mẹ và anh trai Mạnh ở TP. Thủ Đức, trong khi trường của Mạnh ở quận Tân Phú, thế nên Mạnh phải thuê trọ sống một mình để thuận tiện đến trường. 

Thu nhập của mẹ ít ỏi, mỗi tháng phải đóng tiền trọ 2 nơi nên không dư dả tiền. Riêng tiền trọ của Mạnh đã ngốn hết 700.000 đồng/tháng, cậu chỉ còn khoảng 500.000 đồng chi tiêu mọi thứ. Sống ở thành phố đắt đỏ nhưng mỗi ngày đến trường, Mạnh chỉ mang theo 15.000 đồng trong túi để lo tiền ăn, tiền xe và những khoản lặt vặt. Món ăn quen thuộc mỗi ngày của Mạnh là mì tôm. Thỉnh thoảng nếu có dư tiền, Mạnh mới dám ra chợ mua rau về luộc ăn cho đỡ ngán.

Ngày thường, nam sinh chỉ ăn mì tôm, khi nào dư tiền thì mới mua rau luộc về ăn cho đỡ ngán (Ảnh: Thanh Niên)
Ngày thường, nam sinh chỉ ăn mì tôm, khi nào dư tiền thì mới mua rau luộc về ăn cho đỡ ngán (Ảnh: Thanh Niên)

Cô giáo chủ nhiệm tiết lộ, vì Mạnh sống kín tiếng nên không ai biết rõ hoàn cảnh khó khăn của gia đình. Cho đến đợt vừa rồi họp phụ huynh không thấy người nhà của Mạnh đến, mà nam sinh còn nợ 2 tháng học phí cuối, nhờ vậy cô giáo mới biết từ trước đến nay là do người trong cơ sở bảo trợ đến họp thay, giờ Mạnh ra ở trọ nên không còn người đến họp phụ huynh. 

Được biết, Mạnh có ý định thi vào ngành công nghệ kỹ thuật ô tô của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. Nam sinh yêu thích tiếng Nhật và muốn được làm cho các hãng xe ô tô của Nhật Bản. Tuy nhiên nếu đỗ vào trường mà không đủ tiền trang trải học phí, Mạnh có ý định bảo lưu để đi làm kiếm tiền phụ mẹ, do hiện tại mẹ ngày càng lớn tuổi, sức khỏe cũng yếu hơn trước. 

Nhiều mạnh thường quân đã bày tỏ sự thương cảm cho hoàn cảnh của nam sinh nghèo vượt khó. Họ gửi chi phí phần nào hỗ trợ cho cuộc sống và giấc mơ đến trường của Mạnh. 

Ảnh: Tổng hợp

Tin tức mới nhất

Ngành y khoa có mức học phí cao nhất, gần 816 triệu đồng năm học 2025-2026
Học đường

Ngành y khoa có mức học phí cao nhất, gần 816 triệu đồng năm học 2025-2026

Đến thời điểm này, nhiều trường ĐH đã công bố mức học phí dự kiến cho năm học 2025-2026. Có thể thấy, học phí ngành y khoa, răng hàm mặt vẫn tiếp tục dẫn đầu.

3 ngày trước
Thi tốt nghiệp THPT trên máy tính: Rào cản lớn nhất là sự công bằng
Học đường

Thi tốt nghiệp THPT trên máy tính: Rào cản lớn nhất là sự công bằng

5 ngày trước
Điều kiện thực hiện thi tốt nghiệp THPT trên máy tính từ năm 2027
Học đường

Điều kiện thực hiện thi tốt nghiệp THPT trên máy tính từ năm 2027

6 ngày trước
Một giấc ngủ bình yên sau cuộc thi chuyển cấp
Học đường

Một giấc ngủ bình yên sau cuộc thi chuyển cấp

2 tuần trước
'Ánh sáng Tri thức': Hành trình gieo mầm tri thức từ Nam ra Bắc của 2 cô gái Gen Z sáng lập
Học đường

"Ánh sáng Tri thức": Hành trình gieo mầm tri thức từ Nam ra Bắc của 2 cô gái Gen Z sáng lập

2 tuần trước
Trường ĐH nào được đào tạo cả CĐ và trung cấp?
Học đường

Trường ĐH nào được đào tạo cả CĐ và trung cấp?

2 tuần trước
Cầu thủ nhí 2025 chính thức trở lại, chắp cánh đam mê bóng đá cho thế hệ trẻ
Học đường

Cầu thủ nhí 2025 chính thức trở lại, chắp cánh đam mê bóng đá cho thế hệ trẻ

2 tuần trước
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi một số môn 'quá khó', vì sao?
Học đường

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi một số môn 'quá khó', vì sao?

3 tuần trước
Hỏng xe, thí sinh nhanh nhạy xin 'thi nhờ' tốt nghiệp THPT và được giải quyết
Học đường

Hỏng xe, thí sinh nhanh nhạy xin 'thi nhờ' tốt nghiệp THPT và được giải quyết

3 tuần trước
Lần đầu thi toán theo chương trình mới ‘không thể lụi’, thí sinh sợ phần nào?
Học đường

Lần đầu thi toán theo chương trình mới ‘không thể lụi’, thí sinh sợ phần nào?

3 tuần trước
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Thí sinh mừng rỡ vì 'trúng tủ' đề văn
Học đường

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Thí sinh mừng rỡ vì 'trúng tủ' đề văn

3 tuần trước
Thi tốt nghiệp THPT: Có thí sinh hôm qua quên phiếu báo dự thi, nay quên CCCD
Học đường

Thi tốt nghiệp THPT: Có thí sinh hôm qua quên phiếu báo dự thi, nay quên CCCD

3 tuần trước
Điểm thi lớp 10 của TP.HCM: Số điểm 10 môn tiếng Anh chưa bằng 1/3 năm trước
Học đường

Điểm thi lớp 10 của TP.HCM: Số điểm 10 môn tiếng Anh chưa bằng 1/3 năm trước

4 tuần trước
Tuyển sinh ĐH 2025: Lưu ý tránh nhầm lẫn tên chương trình
Học đường

Tuyển sinh ĐH 2025: Lưu ý tránh nhầm lẫn tên chương trình

4 tuần trước
TP.HCM lắp đặt camera toàn bộ các điểm thi và hội đồng chấm thi tốt nghiệp THPT
Học đường

TP.HCM lắp đặt camera toàn bộ các điểm thi và hội đồng chấm thi tốt nghiệp THPT

4 tuần trước