24h
Yeah1 News

Từ trải nghiệm thực tế, sinh viên thương mại hóa ứng dụng phát hiện bệnh gia cầm

Thứ sáu, 30/07/2021 | 08:46 (GMT+7)

Quan sát thực tế kết hợp công nghệ AI, nhóm sinh viên ĐH FPT nghiên cứu, phát triển thành công ứng dụng phát hiện bệnh gia cầm. Sản phẩm đang trên đà thương mại hóa với khả năng thành công cao nhờ trải nghiệm tham gia các cuộc thi lập trình và hội thảo khoa học của nhóm làm ứng dụng.

Dùng AI làm ứng dụng phát hiện bệnh gia cầm

Nhóm sinh viên ĐH FPT Cần Thơ nảy ra ý tưởng làm ứng dụng phát hiện bệnh gia cầm khi quan sát thực tế nhận thấy Covid-19 và cúm gia cầm cùng lúc bùng phát mạnh, khiến người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn. Thông qua một ứng dụng trên điện thoại di động, nhờ AI, nông dân được hỗ trợ phát hiện sớm, chẩn đoán bệnh gia cầm chính xác, hạn chế được sự tiếp xúc người – người trong giai đoạn nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội.

Từ trải nghiệm thực tế, sinh viên thương mại hóa ứng dụng phát hiện bệnh gia cầm - ảnh 1

Ứng dụng của nhóm sinh viên ĐH FPT có 4 chức năng chính: Quản trị, nhận dạng, chẩn đoán bệnh và thương mại điện tử. Người dùng sử dụng điện thoại thông minh chụp ảnh gia cầm nghi nhiễm bệnh. Khi ảnh đó được tải lên ứng dụng, “bác sĩ ảo” dựa trên nền tảng Trí tuệ nhân tạo sẽ chẩn đoán bệnh và gửi lại thông tin cho người dùng gồm: tên bệnh, cách xử lý, hỗ trợ tư vấn liên hệ chuyên gia. Thời gian trung bình hệ thống xử lý các thông tin này là 30 giây.

Điểm cải tiến của ứng dụng này so với các sản phẩm tương tự hiện có trên thị trường là công nghệ AI giúp ứng dụng trở nên “thông minh” hơn, hỗ trợ chẩn đoán bệnh gia cầm nhanh, đưa thông tin cụ thể đến người dùng. Tính năng thương mại điện tử, kết nối nông dân và các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh gia cầm cũng giúp mở ra cơ hội quảng bá và tiêu thụ sản phẩm, giảm khâu trung gian, tiết kiệm thời gian và chi phí.

 Khi nhận diện gia cầm bệnh, ứng dụng sẽ trả kết quả bệnh cho người dùng

Khi nhận diện gia cầm bệnh, ứng dụng sẽ trả kết quả bệnh cho người dùng

Trải nghiệm mở ra khả năng thương mại hóa

Ấp ủ ý tưởng, tìm cách phát triển sản phẩm từ khá lâu nhưng nhóm sinh viên ĐH FPT chưa có cơ hội để đưa ý tưởng này đến với nhiều người, mở ra khả năng thương mại hóa. Tình cờ biết đến cuộc thi lập trình theo mô hình Hackathon do FPT Edu tổ chức, nhóm bạn quyết định đưa sản phẩm tham gia để vừa có trải nghiệm mới, tự thử thách kỹ năng của mình so với bạn bè và tìm cơ hội để ứng dụng được đánh giá khả năng thương mại hóa bởi các chuyên gia uy tín.

Trải nghiệm đầu tiên có thể coi là thành công khi nhóm sinh viên ĐH FPT giành giải Nhất cuộc thi FPT Edu Hackathon. Nhóm một lần nữa thử sức ở sân chơi trí tuệ có tính học thuật nhất Tổ chức Giáo dục FPT đó là Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học. Tại đây, nhóm đã nhận được nhiều góp ý của các chuyên gia về tính công nghệ, hiệu quả... đồng thời nhận được sự tư vấn từ một số doanh nghiệp mở ra khả năng thương mại hóa. Ngoài các cuộc thi quy mô cấp trường, ứng dụng còn được nhóm sinh viên ĐH FPT đem đến những sân chơi khởi nghiệp lớn như Khởi nghiệp Trí tuệ Nhân tạo, Khởi nghiệp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long…

Nhóm sinh viên ĐH FPT tham gia trải nghiệm tại các cuộc thi lập trình, nghiên cứu khoa học… để có thêm kiến thức, kỹ năng hoàn thiện sản phẩm và tìm kiếm cơ hội thương mại hóa
Nhóm sinh viên ĐH FPT tham gia trải nghiệm tại các cuộc thi lập trình, nghiên cứu khoa học… để có thêm kiến thức, kỹ năng hoàn thiện sản phẩm và tìm kiếm cơ hội thương mại hóa

Học tập tại ĐH FPT Cần Thơ, ngay từ năm nhất, các sinh viên này đã có nhiều trải nghiệm công nghệ thông qua giờ thực hành tại phòng lab với những bài toán mô phỏng dự án thật trong thực tế. Các bạn thường xuyên có những chuyến tham quan doanh nghiệp công nghệ cao, giao lưu với chuyên gia IT để cập nhật xu hướng công nghệ thế giới.

Các sinh viên ĐH FPT cũng cho biết, trải nghiệm nhiều, nhóm phát hiện ra vấn đề từ đó đưa ra ý tưởng sản phẩm. Chính trải nghiệm, lần này là từ các cuộc thi và sân chơi khoa học mà sinh viên ĐH FPT có cơ hội tham gia, cho nhóm thêm nhiều vốn sống, kỹ năng, học hỏi từ chuyên gia để nghiên cứu hoàn thiện ứng dụng. Cơ hội thương mại hóa sản phẩm cũng đến từ trải nghiệm tham gia các cuộc thi sinh viên.

Theo dõi Yeah1 trên Yeah1 - Google news
Từ khóa: FPT   Đại Học FPT   ĐH FPT  

Cùng chuyên mục