Có một từ trong tiếng Việt khi bỏ dấu vẫn giữ nguyên ý nghĩa và 90% người không thể đoán được.
Câu nói "Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam" phản ánh sự phức tạp của tiếng Việt. Tiếng Việt không chỉ đa dạng về cấu trúc, kiểu câu và từ vựng mà còn phong phú với 6 thanh điệu: ngang, huyền, ngã, hỏi, sắc, nặng. Thậm chí, chỉ cần đảo trật tự của một từ thôi cả câu có thể sang một nghĩa khác.
Sự đa dạng của tiếng Việt còn thể hiện ở chỗ đôi khi bỏ dấu đi vẫn giữ nguyên nghĩa như từ ban đầu, khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi biết được sự thật này. Trước đó, một câu hỏi Tiếng Việt trong chương trình Nhanh Như Chớp khiến cư dân mạng bàn tán với nội dung đánh đố như sau: "Từ nào trong tiếng Việt bỏ dấu đi vẫn giữ nguyên nghĩa?".
Sau khi đọc câu hỏi này, nhiều người mất khá nhiều thời gian để suy nghĩ và cho rằng, câu hỏi này khá thách thức bởi việc thay đổi hoặc bỏ đi một dấu thanh điệu có thể làm thay đổi nghĩa của từ. Đề bài không yêu cầu phải bỏ đi dấu nào nên chỉ cần bớt đi 1 trong 6 thanh điệu của Tiếng Việt mà từ đó vẫn giữ nguyên nghĩa so với từ gốc sẽ được công nhận. Với vốn hiểu biết về Tiếng Việt qua nhiều năm trường lớp, không ít người bó tay với câu hỏi khó này. Hơn nữa với thời lượng chỉ tính bằng giây để trả lời câu hỏi trong gameshow này thì hơn 90% người chơi phải chịu thua mất.
Tuy nhiên, không phải không có câu trả lời cho câu hỏi tiếng Việt này, cư dân mạng đã đưa ra đáp án là từ "lùi". Thật vậy, từ "lùi" khi bỏ đi dấu huyền trở thành "lui" vẫn giữ nguyên nghĩa của việc di chuyển lùi về phía sau. Một số từ khác như:
- TỨ (con số 4): Nếu bỏ đi dấu sắc sẽ có từ "TƯ"
- Nếu bỏ đi dấu huyền sẽ có các từ Lùi, Lờ, Ngừng
+ Lùi/lui: Chậm hơn so với thời điểm trước đó
+ Lờ/lơ: Cố tình không biết, không nhớ
+ Ngừng/Ngưng: Không tiếp tục hoạt động.