Thần đồng thông thạo 8 thứ tiếng, đỗ đại học Harvard khi chỉ mới 11 tuổi nhưng cuối đời lại sống trong viện tâm thần

Vì bị cha kìm kẹp quá nghiêm khắc, William rơi vào cảnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế từ nhỏ, khiến quãng đời còn lại của cậu bé thần đồng phải sống trong tiếc nuối.

Ngay khi mới được 6 tháng tuổi, cậu bé William James Sidis đã nổi tiếng là một thần đồng vì có thể nói vanh vách tên các nguyên tố hóa học phức tạp như "nhôm" (aluminium). 8 tháng tuổi, cậu đã chỉ ra được Mặt trăng là vệ tinh Trái đất, 18 tháng tuổi đọc cả tờ The New York Times trong sự ngỡ ngàng của mọi người.

Ngay từ nhỏ, William đã sở hữu trí thông minh hơn người
Ngay từ nhỏ, William đã sở hữu trí thông minh hơn người

Nghe có vẻ khó tin nhưng đó chính là những gì thần kỳ mà William James Sidis tạo nên cho thế giới vạn biến này. Cậu bé sinh ra trong một gia đình có cha là một Giáo sư Tâm lý học, Tiến sĩ Y khoa và Tiến sĩ Triết học tên Boris Sidis (SN 1867). Còn mẹ em là bác sĩ Sarah Mandelbaum Sidis (SN 1874).

Thừa hưởng sự ưu tú của cha me ngay từ nhỏ, William đã sở hữu IQ vượt trội hơn bạn bè đồng trang lứa. Cũng trong lúc đó, ông Boris, cha của William, đang thực hiện một nghiên cứu lý thuyết giáo dục mầm non cá nhân, và cậu bé chính là mục tiêu để ông thử nghiệm. Ông không cho William đi học phổ thông như bao đứa trẻ khác mà để cho cha mẹ ở nhà toàn quyền hướng dẫn.

Ông Boris bắt đầu dạy William tiếng Latin từ năm em 2 tuổi, sau đó, cậu bé tự học tiếng Hy Lạp từ năm 3 tuổi. Đến năm lên 4, thần đồng William James Sidis đã thông thạo tiếng Hy Lạp, tiếng Anh, tiếng Pháp và cả tiếng Latin. 6 tuổi, cậu bé đã tự học logic, ngôn ngữ và giải phẫu học. Đặc biệt nhất là cột mốc 7 tuổi, William thi đỗ vào trường Y thuộc Đại học Harvard - nơi mà bất kỳ học sinh nào cũng ao ước.

11 tuổi, thần đồng nhí đã đỗ đại học Harvard danh giá
11 tuổi, thần đồng nhí đã đỗ đại học Harvard danh giá

Tuy nhiên, do tuổi còn quá nhỏ, cộng thêm việc không thật sự đam mê Y học, nên cậu bé đã quyết định không đăng kí theo học. Năm 8 tuổi, William lại đạt thêm cột mốc đỗ kỳ thi tuyển sinh MIT. Cùng với đó, cậu đã thông thạo tới 8 thứ tiếng bao gồm tiếng Latin, tiếng Hy Lạp, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Đức, Hebrew, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và tiếng Armenia, thậm chí còn có cả một ngôn ngữ mới do cậu tự phát minh mang tên Vendergood.

Sau 2 năm thực hiện những cuộc kiểm tra đầu vào của Đại học Harvard, cậu đã chính thức theo học ngôi trường này chuyên ngành toán học cao cấp và nghiên cứu chuyển động thiên thể lúc chỉ tròn 11 tuổi. Không những nắm vững kiến thức và có cho mình sân khấu diễn thuyết riêng tại CLB Toán học Harvard, cậu còn thuyết trình được cả cấu trúc và quan niệm vật thể bốn chiều trước mặt những sinh viên xuất sắc của Đại học Harvard.

Sau khi tốt nghiệp, anh được nhà trường mời ở lại làm giảng viên tại Harvard
Sau khi tốt nghiệp, anh được nhà trường mời ở lại làm giảng viên tại Harvard

17 tuổi, William trở thành thần động trong mắt cả thế giới. Cậu trai ngày nào đã xuất sắc tốt nghiệp và được giữ lại làm giảng viên Đại học Harvard trong khi bạn bè vẫn còn đang chật vật trên hàng ghế trung học. Làm tại Harvard không lâu, William buộc phải chuyển sang Viện nghiên cứu khác vì bị các em sinh viên đe dọa. Anh công tác tại Viện nghiên cứu sự tiến bộ Văn khoa và Nghệ thuật William Marsh Rice (hiện nay đã trở thành Đại học Rice) ở Houston, Texas dưới vai trò một trợ giảng môn Toán học.

Thế nhưng, cuộc đời William vốn không “trải hoa hồng” như mọi người vẫn tưởng. Vì bị cha kìm kẹp học tập quá nghiêm khắc, William dần rơi vào cảnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế ngay từ khi còn nhỏ và cậu cũng trở nên nhạy cảm với thời gian. Điển hình như một lần William đến nhà hàng, nhân viên phục vụ đồ ăn chậm trễ hơn dự kiến chỉ một phút, cũng đủ khiến cậu mất bình tĩnh, quơ tay đập bàn, dùng chân đá mạnh vào bàn một cách kích động.

Chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế đã đeo bám cuộc đời “thần đồng” William. Anh từng thẳng thắn tuyên bố về chủ nghĩa hòa bình của chính mình nhưng lại bị vô số người dân chỉ trích, đến mức cha William còn gửi cậu vào viện an dưỡng . Ông Boris đe dọa rằng nếu William chống cự, ông sẽ gửi cậu vào viện tâm thần để chữa trị.

Cuối đời, William phải làm cu li để tránh xa cha mẹ và qua đời khi chỉ mới 46 tuổi
Cuối đời, William phải làm cu li để tránh xa cha mẹ và qua đời khi chỉ mới 46 tuổi

Vì lẽ đó mà cậu cũng thôi việc theo đuổi quan điểm chính trị. Mặt khác, William cũng bày tỏ rằng cậu không muốn tiếp tục trở thành "sản phẩm thử nghiệm độc quyền" của cha, cậu từ bỏ toàn bộ sự nghiệp, kiếm sống bằng nghề làm thuê với mong muốn tránh cha mẹ càng xa càng tốt. Bi kịch xảy ra, thiên tài lỗi lạc đã qua đời vì đột quỵ dù lúc ấy chỉ mới 46 tuổi.

Qua cuộc đời bất hạnh của William, nhiều tranh cãi đã nổ ra xoay quanh cách giáo dục của cha mẹ cậu bé. Một số người lên tiếng gay gắt vì chi tiết William không được đến trường và trải nghiệm những hoạt động thường nhật của một đứa trẻ. Bên cạnh đó, phần lớn các nhà tâm lý học cũng phân tích rằng thông minh là do di truyền, chúng ta nên để con em mình phát triển toàn diện từ tư duy lẫn thể chất và cùng chung tay xóa bỏ tư tưởng giáo dục mầm non tại nhà.

Ảnh: Tổng hợp

Tin tức mới nhất

Điều kiện thực hiện thi tốt nghiệp THPT trên máy tính từ năm 2027
Học đường

Điều kiện thực hiện thi tốt nghiệp THPT trên máy tính từ năm 2027

Điều kiện thực hiện thi tốt nghiệp THPT trên máy tính từ năm 2027

20 giờ trước
Một giấc ngủ bình yên sau cuộc thi chuyển cấp
Học đường

Một giấc ngủ bình yên sau cuộc thi chuyển cấp

3 ngày trước
'Ánh sáng Tri thức': Hành trình gieo mầm tri thức từ Nam ra Bắc của 2 cô gái Gen Z sáng lập
Học đường

"Ánh sáng Tri thức": Hành trình gieo mầm tri thức từ Nam ra Bắc của 2 cô gái Gen Z sáng lập

7 ngày trước
Trường ĐH nào được đào tạo cả CĐ và trung cấp?
Học đường

Trường ĐH nào được đào tạo cả CĐ và trung cấp?

2 tuần trước
Cầu thủ nhí 2025 chính thức trở lại, chắp cánh đam mê bóng đá cho thế hệ trẻ
Học đường

Cầu thủ nhí 2025 chính thức trở lại, chắp cánh đam mê bóng đá cho thế hệ trẻ

2 tuần trước
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi một số môn 'quá khó', vì sao?
Học đường

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi một số môn 'quá khó', vì sao?

2 tuần trước
Hỏng xe, thí sinh nhanh nhạy xin 'thi nhờ' tốt nghiệp THPT và được giải quyết
Học đường

Hỏng xe, thí sinh nhanh nhạy xin 'thi nhờ' tốt nghiệp THPT và được giải quyết

2 tuần trước
Lần đầu thi toán theo chương trình mới ‘không thể lụi’, thí sinh sợ phần nào?
Học đường

Lần đầu thi toán theo chương trình mới ‘không thể lụi’, thí sinh sợ phần nào?

2 tuần trước
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Thí sinh mừng rỡ vì 'trúng tủ' đề văn
Học đường

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Thí sinh mừng rỡ vì 'trúng tủ' đề văn

2 tuần trước
Thi tốt nghiệp THPT: Có thí sinh hôm qua quên phiếu báo dự thi, nay quên CCCD
Học đường

Thi tốt nghiệp THPT: Có thí sinh hôm qua quên phiếu báo dự thi, nay quên CCCD

2 tuần trước
Điểm thi lớp 10 của TP.HCM: Số điểm 10 môn tiếng Anh chưa bằng 1/3 năm trước
Học đường

Điểm thi lớp 10 của TP.HCM: Số điểm 10 môn tiếng Anh chưa bằng 1/3 năm trước

3 tuần trước
Tuyển sinh ĐH 2025: Lưu ý tránh nhầm lẫn tên chương trình
Học đường

Tuyển sinh ĐH 2025: Lưu ý tránh nhầm lẫn tên chương trình

3 tuần trước
TP.HCM lắp đặt camera toàn bộ các điểm thi và hội đồng chấm thi tốt nghiệp THPT
Học đường

TP.HCM lắp đặt camera toàn bộ các điểm thi và hội đồng chấm thi tốt nghiệp THPT

4 tuần trước
AI làm hết, giới trẻ khỏi cần học?
Học đường

AI làm hết, giới trẻ khỏi cần học?

4 tuần trước
'Trường sát nhà nhưng không được phân tuyến lớp 1, bị xếp trường xa', vì sao?
Học đường

'Trường sát nhà nhưng không được phân tuyến lớp 1, bị xếp trường xa', vì sao?

4 tuần trước