Sinh viên mới nhập học nên ở ký túc xá hay phòng trọ, những lưu ý cần biết để tránh rủi ro?

Ở ký túc xá hay phòng trọ có những điểm thuận tiện và bất tiện khác nhau, sinh viên mới nhập học nên nắm để cân nhắc lựa chọn nơi ở phù hợp khi bước vào hành trình học tập sắp tới.

Đối với những sinh viên lựa chọn các trường Đại học, Cao đẳng xa nhà, việc lựa chọn nơi ở ổn định là điều rất quan trọng. Thông thường sinh viên sẽ chọn ở ký túc xá hoặc phòng trọ, với những ai có điều kiện hơn có thể thuê chung cư, hoặc thậm chí được gia đình mua nhà riêng. Tuy nhiên ký túc xá hay phòng trọ là những nơi phổ biến nhất.

Với sinh viên mới nhập học lên thành phố, liệu nên ở ký túc xá hay phòng trọ thì sẽ thuận tiện hơn? Cùng điểm qua những điểm thuận tiện và bất tiện của hai nơi ở này để cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn nhé !

Sinh viên mới nhập học nên ở ký túc xá hay phòng trọ, những lưu ý cần biết để tránh rủi ro? - ảnh 1

Sinh viên nên lựa chọn ở ký túc xá hay phòng trọ?

Ở ký túc xá

Điểm thuận tiện:

Giá phòng rẻ (chỉ từ 100.000 VNĐ/tháng, tùy vào ký túc xá của từng trường khác nhau)

Phòng đông người (từ 6 - 8 người một phòng), vui vẻ, dễ dàng kết bạn làm quen

Gần trường học, thuận tiện cho việc di chuyển, không lo ngại việc đi học muộn, đi học xa

Tiện lợi khi tham gia các CLB, hoạt động trong trường

Có các dịch vụ ăn uống, gửi xe...ngay trong ký túc xá

Sinh viên mới nhập học nên ở ký túc xá hay phòng trọ, những lưu ý cần biết để tránh rủi ro? - ảnh 2

Nhiều trường Đại học có ký túc xá khang trang dành cho sinh viên

Điểm bất tiện:

Sống tập thể nên dễ xảy ra các vấn đề trong sinh hoạt như: chờ đợi đi tắm, nhà vệ sinh...

Dễ mất đồng, xích mích, cãi vã nếu không cùng ý kiến, quan điểm sống, cách sinh hoạt chung

Không riêng tư, dễ mất tập trung

Không được nấu nướng trong phòng, phải ăn bên ngoài, tốn chi phí ăn uống, lo ngại vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm

Giờ giấc quy định nghiêm ngặt (nhiều ký túc xá quy định đóng cổng từ 10, 11h đêm)

Hay mất nước, khu vực vệ sinh không được sạch sẽ

Ở phòng trọ

Điểm thuận tiện:

Được tự do giờ giấc, không bị gò bó

Đa dạng sự lựa chọn, tùy thuộc vào mức giá thuê phòng và điều kiện riêng của mỗi người

Dễ dàng thay đổi chỗ ở khác

Có thể ở một mình hoặc với 1-2 người khác cùng sở thích sinh hoạt.

Được nấu ăn thoải mái

Sinh viên mới nhập học nên ở ký túc xá hay phòng trọ, những lưu ý cần biết để tránh rủi ro? - ảnh 3

Ở phòng trọ có nhiều sự thoải mái nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro an ninh an toàn

Điểm bất tiện:

Chi phí cao

Ít tiếp xúc, giao lưu được với nhiều người khác

Vấn đề an ninh an toàn, tệ nạn xã hội

Dễ bị lừa, mất tiền oan khi đi thuê trọ

Khi gặp chủ trọ khó tính, hay hàng xóm không phù hợp

Ở ký túc xá hay phòng trọ đều là những trải nghiệm thú vị với sinh viên học xa nhà, giúp trưởng thành và tự lập hơn. Tuy nhiên cũng sẽ phát sinh những vấn đề mà ai cũng phải đối mặt và tìm cách xử lý. Tốt nhất với sinh viên mới lần đầu lên thành phố, chưa có kinh nghiệm tìm phòng trọ phù hợp thì nên ở trong ký túc xá của trường một thời gian cho quen , sau đó có thể chuyển ra ngoài nếu muốn.

Hiện nay nhiều trường Đại học, Cao đẳng có bố trí sẵn ký túc xá cho những sinh viên có nhu cầu. Khi nhập học, sinh viên có thể đăng ký ở ký túc xá để thuận tiện cho việc học bước đầu. Trong trường hợp muốn thuê trọ, hãy đến trực tiếp tìm hiểu kỹ về an ninh an toàn xung quanh, vị trí nơi ở cách trường bao xa, trình trạng phòng ốc ra sao...Đặc biệt khi đặt cọc tiền thuê phòng phải có hợp đồng kỹ càng đôi bên để tránh những rủi ro.

Ảnh: Tổng hợp

Tin tức mới nhất

Tuyển sinh ĐH 2025: Lưu ý tránh nhầm lẫn tên chương trình
Học đường

Tuyển sinh ĐH 2025: Lưu ý tránh nhầm lẫn tên chương trình

Tuyển sinh ĐH 2025: Lưu ý tránh nhầm lẫn tên chương trình

4 ngày trước
TP.HCM lắp đặt camera toàn bộ các điểm thi và hội đồng chấm thi tốt nghiệp THPT
Học đường

TP.HCM lắp đặt camera toàn bộ các điểm thi và hội đồng chấm thi tốt nghiệp THPT

6 ngày trước
AI làm hết, giới trẻ khỏi cần học?
Học đường

AI làm hết, giới trẻ khỏi cần học?

6 ngày trước
'Trường sát nhà nhưng không được phân tuyến lớp 1, bị xếp trường xa', vì sao?
Học đường

'Trường sát nhà nhưng không được phân tuyến lớp 1, bị xếp trường xa', vì sao?

2 tuần trước
Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao: Câu hỏi lấy thông tin phủ định
Học đường

Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao: Câu hỏi lấy thông tin phủ định

2 tuần trước
Bộ GD-ĐT lưu ý 'nhiều điểm đặc biệt' trước kỳ thi tốt nghiệp THPT
Học đường

Bộ GD-ĐT lưu ý 'nhiều điểm đặc biệt' trước kỳ thi tốt nghiệp THPT

2 tuần trước
Thi lớp 10 xong, thí sinh TP.HCM quyết không nghỉ ngơi mà tiếp tục... đi học
Học đường

Thi lớp 10 xong, thí sinh TP.HCM quyết không nghỉ ngơi mà tiếp tục... đi học

3 tuần trước
Thực tập thời AI: những kỹ năng cần có để vượt qua thách thức
Học đường

Thực tập thời AI: những kỹ năng cần có để vượt qua thách thức

3 tuần trước
Thi lớp 10 TP.HCM: Gợi ý giải đề thi môn toán
Học đường

Thi lớp 10 TP.HCM: Gợi ý giải đề thi môn toán

3 tuần trước
Nam sinh lớp 10 ở Bà Rịa - Vũng Tàu và kỳ tích chinh phục học bổng toàn phần ở Phần Lan
Học đường

Nam sinh lớp 10 ở Bà Rịa - Vũng Tàu và kỳ tích chinh phục học bổng toàn phần ở Phần Lan

3 tuần trước
Tuyển sinh ĐH 2025: Nhiều ngành học chỉ dành cho thí sinh giỏi
Học đường

Tuyển sinh ĐH 2025: Nhiều ngành học chỉ dành cho thí sinh giỏi

3 tuần trước
Sửng sốt với cậu bé 4 tuổi rưỡi 'nói tiếng Anh như gió', trí nhớ cực đỉnh
Học đường

Sửng sốt với cậu bé 4 tuổi rưỡi 'nói tiếng Anh như gió', trí nhớ cực đỉnh

2 tháng trước
Thần đồng gốc Việt: Chân dung cậu bé 13 tuổi được hơn 100 đại học Mỹ trao học bổng hơn 3 triệu USD
Học đường

Thần đồng gốc Việt: Chân dung cậu bé 13 tuổi được hơn 100 đại học Mỹ trao học bổng hơn 3 triệu USD

2 tháng trước
'The Enchanted Crossbow': Nhạc Kịch đầy cảm xúc từ truyền thuyết Mỵ Châu
Học đường

"The Enchanted Crossbow": Nhạc Kịch đầy cảm xúc từ truyền thuyết Mỵ Châu

3 tháng trước
Hành trình phá vỡ tự ti, tìm thấy sự tự tin qua âm nhạc của Á quân HUTECH’s Got Talent 2024
Học đường

Hành trình phá vỡ tự ti, tìm thấy sự tự tin qua âm nhạc của Á quân HUTECH’s Got Talent 2024

3 tháng trước