Quán quân duy nhất của Đường lên đỉnh Olympia không chọn du học Úc mà ở lại Việt Nam học, giờ ra sao?

Sau khi đạt danh hiệu quán quân Đường lên đỉnh Olympia thứ 19, thí sinh Trần Thế Trung không chọn đi du học Úc mà quyết định ở lại Việt Nam học tập.

Hầu hết các quán quân bước ra từ chương trình Đường lên đỉnh Olympia đều nhận được suất học bổng du học ở Úc. Sau khi hoàn thành việc học, một số người lựa chọn ở lại nước ngoài phát triển sự nghiệp, một số khác quay về nước để xây dựng tương lai. Trong đó, có một quán quân đừng đạt được vinh dự cao nhất cuộc thi nhưng cuối cùng lại quyết định ở lại Việt Nam để học tập.

Quán quân duy nhất của Đường lên đỉnh Olympia không chọn du học Úc mà ở lại Việt Nam học, giờ ra sao? - ảnh 1
Trần Thế Trung giành chiến thắng tại Đường lên đỉnh Olympia năm 2019
Trần Thế Trung giành chiến thắng tại Đường lên đỉnh Olympia năm 2019

Danh tính của quán quân này chính là Trần Thế Trung - cựu học sinh của trường THPT chuyên Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An. Trần Thế Trung lọt vào chung kết toàn quốc Đường lên đỉnh Olympia và nhận được vòng hoa nguyệt quế danh giá tại cuộc thi năm 2019. Sau khi nhận được vinh quang cùng phần thưởng, Trần Thế Trung có ý định theo học ngành Thiết kế đồ họa của trường Đại học Swinburne (Úc) nhưng thời gian đầu, Trung phải học trực tuyến do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Trần Thế Trung trở thành sinh viên của Đại học RMIT
Trần Thế Trung trở thành sinh viên của Đại học RMIT

Trải qua 6 tháng học trực tuyến, Trần Thế Trung cảm thấy không hiệu quả nên quyết định rút hồ sơ khỏi trường và nộp hồ sơ lại vào trường Đại học RMIT chi nhánh Hà Nội với ngành học tương tự. Từ đó, Trung bắt đầu hành trình theo đuổi con đường riêng của mình tại Việt Nam.

Là một sinh viên của trường RMIT nổi tiếng, Thế Trung cho biết hầu hết học phí và tiền sinh hoạt đều được nam sinh chi trả bằng số tiền thưởng 35.000 USD (gần 850 triệu đồng) dành cho quán quân của chương trình Đường lên đỉnh Olympia. Bên cạnh việc học, Trần Thế Trung còn tham gia nhiều câu lạc bộ, hoạt động phong trào, ngoại khóa ở trường. Trước đó, nam sinh từng đảm nhiệm chức Phó Chủ tịch CLB Shogi Việt Nam (cờ tướng truyền thống Nhật Bản). Ngoài ra, Trần Thế Trung còn yêu thích môn thể thao bóng rổ và từng dành nhiều thời gian cho công tác trọng tài của Hội bóng rổ không chuyên Hà Nội.

Quán quân duy nhất của Đường lên đỉnh Olympia không chọn du học Úc mà ở lại Việt Nam học, giờ ra sao? - ảnh 4
Trung tham gia nhiều phong trào, câu lạc bộ
Trung tham gia nhiều phong trào, câu lạc bộ

Trần Thế Trung từng chia sẻ chịu không ít áp lực sau khi trở thành quán quân Đường lên đỉnh Olympia. Mọi người dường như đặt quá nhiều kỳ vọng lên người của nam sinh này nên có lúc cậu cảm thấy không thoải mái. Sau nhiều năm cố gắng, hiện Trần Thế Trung đã dần thoát khỏi "cái bóng" của danh hiệu quán quân năm đó để tập trung cho những kế hoạch mới trong tương lai. Nam sinh Nghệ An cho biết cậu đang được sống một cuộc đời mà bản thân mong muốn chứ không phải theo bất kỳ nguyện vọng của ai cả!

Nam sinh chưa từng hối hận về lựa chọn không du học Úc
Nam sinh chưa từng hối hận về lựa chọn không du học Úc

Nói về chuyện không đi du học Úc, Trần Thế Trung không những không tiếc nuối mà còn cảm thấy biết ơn và hài lòng vì nhờ thế mà cậu mới có được cuộc sống như hiện tại. Nam sinh hy vọng mọi người yêu thích chương trình có thể hiểu và tôn trọng quyết định của Trung năm đó.

Tin tức mới nhất

'Ánh sáng Tri thức': Hành trình gieo mầm tri thức từ Nam ra Bắc của 2 cô gái Gen Z sáng lập
Học đường

"Ánh sáng Tri thức": Hành trình gieo mầm tri thức từ Nam ra Bắc của 2 cô gái Gen Z sáng lập

Nhận thấy sự thiếu thốn cơ sở vật chất và tài liệu học tập tại nhiều trường học ở những vùng khó khăn, Phương Anh và Lan Anh - 2 học sinh tuổi teen đã quyết định khởi xướng dự án "Ánh sáng Tri thức".

3 ngày trước
Trường ĐH nào được đào tạo cả CĐ và trung cấp?
Học đường

Trường ĐH nào được đào tạo cả CĐ và trung cấp?

4 ngày trước
Cầu thủ nhí 2025 chính thức trở lại, chắp cánh đam mê bóng đá cho thế hệ trẻ
Học đường

Cầu thủ nhí 2025 chính thức trở lại, chắp cánh đam mê bóng đá cho thế hệ trẻ

4 ngày trước
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi một số môn 'quá khó', vì sao?
Học đường

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi một số môn 'quá khó', vì sao?

2 tuần trước
Hỏng xe, thí sinh nhanh nhạy xin 'thi nhờ' tốt nghiệp THPT và được giải quyết
Học đường

Hỏng xe, thí sinh nhanh nhạy xin 'thi nhờ' tốt nghiệp THPT và được giải quyết

2 tuần trước
Lần đầu thi toán theo chương trình mới ‘không thể lụi’, thí sinh sợ phần nào?
Học đường

Lần đầu thi toán theo chương trình mới ‘không thể lụi’, thí sinh sợ phần nào?

2 tuần trước
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Thí sinh mừng rỡ vì 'trúng tủ' đề văn
Học đường

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Thí sinh mừng rỡ vì 'trúng tủ' đề văn

2 tuần trước
Thi tốt nghiệp THPT: Có thí sinh hôm qua quên phiếu báo dự thi, nay quên CCCD
Học đường

Thi tốt nghiệp THPT: Có thí sinh hôm qua quên phiếu báo dự thi, nay quên CCCD

2 tuần trước
Điểm thi lớp 10 của TP.HCM: Số điểm 10 môn tiếng Anh chưa bằng 1/3 năm trước
Học đường

Điểm thi lớp 10 của TP.HCM: Số điểm 10 môn tiếng Anh chưa bằng 1/3 năm trước

2 tuần trước
Tuyển sinh ĐH 2025: Lưu ý tránh nhầm lẫn tên chương trình
Học đường

Tuyển sinh ĐH 2025: Lưu ý tránh nhầm lẫn tên chương trình

3 tuần trước
TP.HCM lắp đặt camera toàn bộ các điểm thi và hội đồng chấm thi tốt nghiệp THPT
Học đường

TP.HCM lắp đặt camera toàn bộ các điểm thi và hội đồng chấm thi tốt nghiệp THPT

3 tuần trước
AI làm hết, giới trẻ khỏi cần học?
Học đường

AI làm hết, giới trẻ khỏi cần học?

3 tuần trước
'Trường sát nhà nhưng không được phân tuyến lớp 1, bị xếp trường xa', vì sao?
Học đường

'Trường sát nhà nhưng không được phân tuyến lớp 1, bị xếp trường xa', vì sao?

4 tuần trước
Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao: Câu hỏi lấy thông tin phủ định
Học đường

Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao: Câu hỏi lấy thông tin phủ định

4 tuần trước
Bộ GD-ĐT lưu ý 'nhiều điểm đặc biệt' trước kỳ thi tốt nghiệp THPT
Học đường

Bộ GD-ĐT lưu ý 'nhiều điểm đặc biệt' trước kỳ thi tốt nghiệp THPT

4 tuần trước