24h
Yeah1 News

Những chiêu lừa sinh viên dễ mắc khi lần đầu đi thuê trọ, cần kiểm tra thật kỹ

Thứ hai, 14/08/2023 | 11:55 (GMT+7)

Nhiều sinh viên lần đầu tiên xa nhà đi học thuê trọ đã trở thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo. Những chiêu lừa thường gặp nhất mà mọi người nên cảnh giác.

Từ xưa đến nay, nhiều sinh viên ở các tỉnh lẻ, huyện thị đều có xu hướng lên những thành phố lớn để theo đuổi con đường học vấn. Nhiều trường hợp các sinh viên lần đầu đi học xa nhà, "chân ướt chân ráo" đi thuê nhà trọ đã gặp phải các kẻ lừa đảo với những chiêu trò tinh ranh. Các trường đại học vào mùa tuyển sinh mỗi năm đều tiếp nhận không ít các đơn phản ánh của sinh viên bị lừa thuê trọ.

Đến mùa tuyển sinh là các vụ lừa đảo thuê trọ lại xuất hiện hàng loạt
Đến mùa tuyển sinh là các vụ lừa đảo thuê trọ lại xuất hiện hàng loạt

Chiêu lừa sinh viên thuê trọ được sử dụng nhiều nhất và cần đề phòng cao nhất chính là lỗ hổng trong các bản hợp đồng. Việc chủ nhà đưa ra hợp đồng thuê trọ với những điều khoản lỏng lẽo, thiếu kiểm soát, không rõ ràng về chi phí sinh hoạt và bố trí nội thất sẽ khiến sinh viên phải đau đầu. Nhiều sinh viên lúc đầu thuê nhà không thỏa thuận cặn kẽ, khi dọn vào mới biết phải đóng thêm tiền điện, nước, phí gửi xe, phí vệ sinh... 

Một chiêu lừa khác là có kẻ thuê trọ ngắn hạn lại mạo danh chủ nhà để lừa những "con mồi" nhằm chiếm đoạt tiền đặt cọc. Nhiều sinh viên có xu hướng thuê nhà thông qua người trung gian, tuy nhiên, sau một thời gian bị chủ nhà lấy lại hoặc bán nhà thì sinh viên sẽ không thể lấy lại tiền đặt cọc.

Nhu cầu tìm nhà trọ tăng cao khi đến mùa nhập học
Nhu cầu tìm nhà trọ tăng cao khi đến mùa nhập học

Thậm chí, có nhiều kẻ xấu tự xưng là chủ nhà, chủ phòng cho thuê, yêu cầu sinh viên đóng 3 tháng tiền đặt cọc. Sau khi đến nơi mới biết người tự xưng là "chủ nhà", "chủ cho thuê" hóa ra chỉ là khách thuê ngắn hạn đóng giả. Hay có người đăng bài lên mạng để dụ dỗ sinh viên ở ghép và đề nghị đóng tiền cọc 3-6 tháng. Đến lúc nhận tiền thì người này bỏ trốn, còn sinh viên đến nơi cho thuê lại nhận về cái lắc đầu không đồng ý ở ghép của chủ thuê hoặc cho ở ghép với giá đắt hơn.

Để tránh rơi vào những trường hợp bị lừa, sinh viên cần đề cao cảnh giác, chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ từ phòng công tác sinh viên. Trước khi thuê trọ, sinh viên cần tìm hiểu thông tin của phòng trọ từ hàng xóm xung quanh, xem xét yếu tố an ninh và những điều kiện bên ngoài rồi mới thỏa thuận đặt cọc. 

Những chiêu lừa sinh viên dễ mắc khi lần đầu đi thuê trọ, cần kiểm tra thật kỹ - ảnh 3
Sinh viên nên đề cao cảnh giác với những người tự xưng là chủ trọ hay chủ cho thuê
Sinh viên nên đề cao cảnh giác với những người tự xưng là chủ trọ hay chủ cho thuê

Đối với những căn phòng tốt nhưng có giá thuê khá rẻ thì nên tìm hiểu kỹ và đề cao cảnh giác. Sinh viên nên gặp trực tiếp chủ phòng trọ để bàn bạc, thỏa thuận hợp đồng, không nên ký kết qua trung gian hay môi giới. Trước khi ký hợp đồng thuê nhà, sinh viên cần hỏi rõ về vấn đề điện, nước, phí giữ xe, phí vệ sinh... Một lời khuyên của các chuyên gia là sinh viên nên lựa chọn chỗ thuê gần trường học, tuy giá cao nhưng tránh được nhiều rắc rối về di chuyển khi mới nhập học.

Theo dõi Yeah1 trên Yeah1 - Google news

Cùng chuyên mục