Người cha 70 tuổi của 299 đứa con: không phải đại gia mà là người chân chất và giản dị

Hình ảnh người cha “đặc biệt” đã gieo hy vọng cho hàng trăm đứa trẻ kém may mắn tại Hưng Yên và Lạng Sơn khiến ai nấy đều nể phục.

Xây dựng mái ấm “Hy vọng” đầu tiên tại Hưng Yên từ 20 năm trước, đến nay đã có thêm 2 mái ấm “Hy Vọng” tại Lạng Sơn. Đã 70 tuổi, nhưng người đàn ông này vẫn đang bền bỉ với hành trình ý nghĩa của mình. Toàn tâm chăm lo, dạy bảo cho những đứa trẻ mà ông coi như con đẻ của mình, giờ đây đã có hàng trăm em nhỏ lớn lên và trở thành những thầy giáo, bác sĩ, tiếp viên hàng không,... Đó là niềm vui, hạnh phúc và là niềm tự hào của người cha đặc biệt này.

Cụ thể, người cha đã nuôi dưỡng gần 300 đứa trẻ kém may mắn tên là Nguyễn Trung Chắt sinh năm 1952. Gần 20 năm kể từ ngày đầu tiên ông thành lập mái ấm “Hy vọng”, hàng trăm đứa bé kém may mắn đã lớn lên và thành công trong công việc và cuộc sống. Mỗi tháng sử dụng hết 1,4 tấn gạo và các loại thực phẩm khác như đậu, vừng, lạc, mỳ tôm, thịt, cá,... Những đứa trẻ đang tuổi ăn, tuổi lớn được lớn lên, chăm sóc trong vòng tay của người cha đặc biệt ông Nguyễn Trung Chắt. 

Không phải là đại gia, chỉ là 1 người đàn ông chân chất, giản dị. Thế nhưng, gần 20 năm qua, ông Nguyễn Trung Chắt đã nhận những đứa trẻ mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn do các địa phương giới thiệu về chăm nuôi và dạy dỗ ở mái ấm “Hy vọng” ở Hưng Yên và Lạng Sơn.

Được biết, trong gia đình của ông luôn rộn ràng tiếng cười và rất nhiều câu chuyện đặc biệt. Trong đó có 4 chị em ruột của Hiệu. Từ những đứa trẻ mồ côi kiếm ăn ở bìa rừng, 4 chị em Hiệu đã được ông tìm thấy rồi đưa về mái ấm “Hy vọng”. 

Hiện nay cả Hiệu và 3 chị em đều đã lớn và được đi học đầy đủ: "Bác rất thương chúng em. Lúc đưa chúng em về đây tóc bác còn xanh, mà giờ đã bạc trắng. Có những lúc bác làm việc rất khuya. Chúng em rất thương bác".

"Bản thân các cháu đã là những đứa trẻ mồ côi, bởi thế nếu mình để tên như vậy các cháu sẽ mãi mãi bị ám ảnh bởi số phận của mình, các con sẽ lớn lên trong sự tự ti về bản thân,... Vì thế tôi đặt tên là Trung tâm Hy vọng, để hy vọng vào 1 tương lai tốt hơn sẽ đến với các con", ông Nguyễn Trung Chắt trải lòng. 

Sau gần 20 năm, nhiều đứa trẻ đã lớn lên, trưởng thành, được đi học và thành nghề. Có em đã trở thành công an, bộ đội, luật sư, nhà giáo,... rất nhiều em hiện đang học cao đẳng, đại học. Những em khôn lớn được bác dựng vợ, gả chồng. Đó là những niềm tự hào nhất của ông Nguyễn Trung Chắt. 

Người cha “đặc biệt” luôn mong mỏi và hy vọng rằng mỗi đứa con của mình sẽ luôn được lớn lên trong tình yêu thương, bù đắp phần nào những mất mát của tuổi thơ và trở thành những người có ích cho xã hội.

Ảnh tổng hợp 

Tin tức mới nhất

Ngành y khoa có mức học phí cao nhất, gần 816 triệu đồng năm học 2025-2026
Học đường

Ngành y khoa có mức học phí cao nhất, gần 816 triệu đồng năm học 2025-2026

Đến thời điểm này, nhiều trường ĐH đã công bố mức học phí dự kiến cho năm học 2025-2026. Có thể thấy, học phí ngành y khoa, răng hàm mặt vẫn tiếp tục dẫn đầu.

2 giờ trước
Thi tốt nghiệp THPT trên máy tính: Rào cản lớn nhất là sự công bằng
Học đường

Thi tốt nghiệp THPT trên máy tính: Rào cản lớn nhất là sự công bằng

3 ngày trước
Điều kiện thực hiện thi tốt nghiệp THPT trên máy tính từ năm 2027
Học đường

Điều kiện thực hiện thi tốt nghiệp THPT trên máy tính từ năm 2027

4 ngày trước
Một giấc ngủ bình yên sau cuộc thi chuyển cấp
Học đường

Một giấc ngủ bình yên sau cuộc thi chuyển cấp

6 ngày trước
'Ánh sáng Tri thức': Hành trình gieo mầm tri thức từ Nam ra Bắc của 2 cô gái Gen Z sáng lập
Học đường

"Ánh sáng Tri thức": Hành trình gieo mầm tri thức từ Nam ra Bắc của 2 cô gái Gen Z sáng lập

2 tuần trước
Trường ĐH nào được đào tạo cả CĐ và trung cấp?
Học đường

Trường ĐH nào được đào tạo cả CĐ và trung cấp?

2 tuần trước
Cầu thủ nhí 2025 chính thức trở lại, chắp cánh đam mê bóng đá cho thế hệ trẻ
Học đường

Cầu thủ nhí 2025 chính thức trở lại, chắp cánh đam mê bóng đá cho thế hệ trẻ

2 tuần trước
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi một số môn 'quá khó', vì sao?
Học đường

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi một số môn 'quá khó', vì sao?

3 tuần trước
Hỏng xe, thí sinh nhanh nhạy xin 'thi nhờ' tốt nghiệp THPT và được giải quyết
Học đường

Hỏng xe, thí sinh nhanh nhạy xin 'thi nhờ' tốt nghiệp THPT và được giải quyết

3 tuần trước
Lần đầu thi toán theo chương trình mới ‘không thể lụi’, thí sinh sợ phần nào?
Học đường

Lần đầu thi toán theo chương trình mới ‘không thể lụi’, thí sinh sợ phần nào?

3 tuần trước
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Thí sinh mừng rỡ vì 'trúng tủ' đề văn
Học đường

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Thí sinh mừng rỡ vì 'trúng tủ' đề văn

3 tuần trước
Thi tốt nghiệp THPT: Có thí sinh hôm qua quên phiếu báo dự thi, nay quên CCCD
Học đường

Thi tốt nghiệp THPT: Có thí sinh hôm qua quên phiếu báo dự thi, nay quên CCCD

3 tuần trước
Điểm thi lớp 10 của TP.HCM: Số điểm 10 môn tiếng Anh chưa bằng 1/3 năm trước
Học đường

Điểm thi lớp 10 của TP.HCM: Số điểm 10 môn tiếng Anh chưa bằng 1/3 năm trước

3 tuần trước
Tuyển sinh ĐH 2025: Lưu ý tránh nhầm lẫn tên chương trình
Học đường

Tuyển sinh ĐH 2025: Lưu ý tránh nhầm lẫn tên chương trình

4 tuần trước
TP.HCM lắp đặt camera toàn bộ các điểm thi và hội đồng chấm thi tốt nghiệp THPT
Học đường

TP.HCM lắp đặt camera toàn bộ các điểm thi và hội đồng chấm thi tốt nghiệp THPT

4 tuần trước