Ngôi trường lâu đời nhất Việt Nam, đào tạo nhiều nhân vật tầm cỡ, đến quốc vương của Campuchia cũng theo học

Ngôi trường "nhiều tuổi" tại Việt Nam,nơi sản sinh nhiều nhân vật nổi tiếng, thậm chí cả quốc vương của Campuchia cũng từng là sinh viên của trường này

Trường Trung học phổ thông (THPT) Lê Quý Đôn, tọa lạc tại quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, được coi là một trong những trường THPT có lịch sử lâu đời nhất tại Việt Nam. Theo thông tin trên trang web của trường, trường bắt đầu xây dựng từ năm 1874 và hoàn thành vào năm 1877. Ban đầu, ngôi trường được đặt tên là Collège Indigène (trung học bản xứ) và chỉ tuyển sinh học sinh người Pháp.

Nhưng đến đầu thế kỷ 20, trường mở rộng đối tượng tuyển sinh để bao gồm cả học sinh người Việt có quốc tịch Pháp có thể theo học. Trường cung cấp chương trình giáo dục từ tiểu học đến tú tài (theo chuẩn của Pháp), và được chia thành hai khu vực: một là khu dành riêng cho học sinh người Pháp và một là khu dành cho học sinh Việt, được gọi là khu bản xứ.

Cận cảnh trường trung học cổ nhất TP. HCM ngày trước
Cận cảnh trường trung học cổ nhất TP. HCM ngày trước
Ảnh hiện tại của trường THPT Lê Quý Đôn ngày nay
Ảnh hiện tại của trường THPT Lê Quý Đôn ngày nay

Mặc dù được xây dựng cách đây 140 năm, nét kiến trúc Đông Dương của trường vẫn còn được lưu giữ nguyên vẹn. Những mái ngói rêu phong, từng nếp gạch xưa cho tới hàng lan can đều toát lên một vẻ đẹp cổ kính rất riêng biệt. Được biết, khu nhà mà trước đây dành cho học sinh người nước ngoài được trường đặt tên là Đại lộ thế kỷ, nhằm ghi nhớ sự tồn tại qua bao biến cố lịch sử. Năm 14 tuổi, trước khi lên ngôi vua, Quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk qua học ở khu nhà này trong vòng 1 năm.

Cố Quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk từng học tại ngôi trường lâu đời nhất Việt Nam
Cố Quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk từng học tại ngôi trường lâu đời nhất Việt Nam

Trong sân trường hiện lưu giữ tấm bia đá có chữ ký của cố Quốc vương Norodom Sihanouk, với nội dung ông từng học tại đây vào năm 194. Năm 2010, khi sang thăm Việt Nam, quốc vương Sihanouk muốn về thăm trường cũ và trồng cây lưu niệm nhưng vì lý do sức khỏe nên không thực hiện được. Tấm bia đá đã được Đại sứ quán Campuchia gửi tặng trường làm kỷ niệm.

Bia đá có chữ ký của cố Quốc vương Norodom Sihanouk
Bia đá có chữ ký của cố Quốc vương Norodom Sihanouk

Trường Trung học Phổ thông Lê Quý Đôn không chỉ nổi tiếng với kiến trúc độc đáo mà còn ghi danh trong lịch sử đào tạo những cá nhân nổi bật. Các cựu học sinh nổi tiếng của trường bao gồm cố Quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk, giáo sư Trần Văn Giàu, giáo sư Trần Đại Nghĩa, giáo sư Trịnh Xuân Thuận, nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển, và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn...

Trường THPT Lê Quý Đôn đào tạo nhiều nhân vật tầm cỡ
Trường THPT Lê Quý Đôn đào tạo nhiều nhân vật tầm cỡ

Tượng nhà bác học Lê Quý Đôn được đặt trang trọng ngay giữa sân trường cùng với câu nói nổi tiếng “Phi trí bất hưng”. Ngôi trường trung học cổ nhất Sài Gòn thu hút nhiều học sinh ưu tú, nhân sĩ, trí thức yêu nước. Tại phòng truyền thống của trường, hình ảnh của các cựu học sinh được treo rất trang trọng.

Ngay giữa sân trường có đặt tượng nhà nhà bác học Lê Quý Đôn, với câu nói nổi tiếng 'Phi trí bất hưng'.
Ngay giữa sân trường có đặt tượng nhà nhà bác học Lê Quý Đôn, với câu nói nổi tiếng "Phi trí bất hưng".
Ngôi trường lâu đời nhất Việt Nam, đào tạo nhiều nhân vật tầm cỡ, đến quốc vương của Campuchia cũng theo học - ảnh 7
Ngôi trường lâu đời nhất Việt Nam, đào tạo nhiều nhân vật tầm cỡ, đến quốc vương của Campuchia cũng theo học - ảnh 8
Trường gồm 4 dãy nhà trong đó có 3 dãy cổ được xây nối với nhau thành hình chữ U.
Trường gồm 4 dãy nhà trong đó có 3 dãy cổ được xây nối với nhau thành hình chữ U.
Một số hình ảnh về ngôi trường cấp 3 nhiều tuổi nhất Việt Nam
Một số hình ảnh về ngôi trường cấp 3 nhiều tuổi nhất Việt Nam

Ngày nay, ngôi trường này liên tục nhận được đánh giá tích cực về chất lượng giáo dục và đào tạo, được thể hiện qua việc điểm đầu vào của Trường THPT Lê Quý Đôn luôn đứng trong top đầu toàn bộ thành phố. Trong tháng 5 năm 2016, ngôi trường đã chính thức được công nhận là di tích cấp thành phố, đặc biệt trong hạng mục kiến trúc và nghệ thuật. 

Tin tức mới nhất

Trường ĐH nào được đào tạo cả CĐ và trung cấp?
Học đường

Trường ĐH nào được đào tạo cả CĐ và trung cấp?

Dự thảo luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi) đã bổ sung nhiều nội dung mới, trong đó, có quy định về trường ĐH đặc thù nào được đào tạo cả các bậc học CĐ và trung cấp.

3 giờ trước
Cầu thủ nhí 2025 chính thức trở lại, chắp cánh đam mê bóng đá cho thế hệ trẻ
Học đường

Cầu thủ nhí 2025 chính thức trở lại, chắp cánh đam mê bóng đá cho thế hệ trẻ

6 giờ trước
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi một số môn 'quá khó', vì sao?
Học đường

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi một số môn 'quá khó', vì sao?

5 ngày trước
Hỏng xe, thí sinh nhanh nhạy xin 'thi nhờ' tốt nghiệp THPT và được giải quyết
Học đường

Hỏng xe, thí sinh nhanh nhạy xin 'thi nhờ' tốt nghiệp THPT và được giải quyết

5 ngày trước
Lần đầu thi toán theo chương trình mới ‘không thể lụi’, thí sinh sợ phần nào?
Học đường

Lần đầu thi toán theo chương trình mới ‘không thể lụi’, thí sinh sợ phần nào?

6 ngày trước
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Thí sinh mừng rỡ vì 'trúng tủ' đề văn
Học đường

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Thí sinh mừng rỡ vì 'trúng tủ' đề văn

7 ngày trước
Thi tốt nghiệp THPT: Có thí sinh hôm qua quên phiếu báo dự thi, nay quên CCCD
Học đường

Thi tốt nghiệp THPT: Có thí sinh hôm qua quên phiếu báo dự thi, nay quên CCCD

7 ngày trước
Điểm thi lớp 10 của TP.HCM: Số điểm 10 môn tiếng Anh chưa bằng 1/3 năm trước
Học đường

Điểm thi lớp 10 của TP.HCM: Số điểm 10 môn tiếng Anh chưa bằng 1/3 năm trước

2 tuần trước
Tuyển sinh ĐH 2025: Lưu ý tránh nhầm lẫn tên chương trình
Học đường

Tuyển sinh ĐH 2025: Lưu ý tránh nhầm lẫn tên chương trình

2 tuần trước
TP.HCM lắp đặt camera toàn bộ các điểm thi và hội đồng chấm thi tốt nghiệp THPT
Học đường

TP.HCM lắp đặt camera toàn bộ các điểm thi và hội đồng chấm thi tốt nghiệp THPT

3 tuần trước
AI làm hết, giới trẻ khỏi cần học?
Học đường

AI làm hết, giới trẻ khỏi cần học?

3 tuần trước
'Trường sát nhà nhưng không được phân tuyến lớp 1, bị xếp trường xa', vì sao?
Học đường

'Trường sát nhà nhưng không được phân tuyến lớp 1, bị xếp trường xa', vì sao?

3 tuần trước
Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao: Câu hỏi lấy thông tin phủ định
Học đường

Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao: Câu hỏi lấy thông tin phủ định

3 tuần trước
Bộ GD-ĐT lưu ý 'nhiều điểm đặc biệt' trước kỳ thi tốt nghiệp THPT
Học đường

Bộ GD-ĐT lưu ý 'nhiều điểm đặc biệt' trước kỳ thi tốt nghiệp THPT

4 tuần trước
Thi lớp 10 xong, thí sinh TP.HCM quyết không nghỉ ngơi mà tiếp tục... đi học
Học đường

Thi lớp 10 xong, thí sinh TP.HCM quyết không nghỉ ngơi mà tiếp tục... đi học

4 tuần trước