Nghỉ việc đưa con đi thi tốt nghiệp, phụ huynh bị nói "không để con lớn" và lời đáp "ai nói gì mặc kệ"

Việc phụ huynh đưa đón con đi thi tốt nghiệp THPT đã trở thành truyền thống bất di bất dịch. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng thói quen này vô tình làm con khó trưởng thành.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 đang diễn ra với những ngày thi căng thẳng, hồi hộp nhất đời học sinh. Trong những ngày này, ngoài giáo viên, học sinh luôn nhận được sự đồng hành không rời của các bậc phụ huynh. Nếu như các thí sinh lo lắng trong phòng thi thì bên ngoài, phụ huynh cũng trông ngóng từng giờ từng phút để chờ con hỏi thăm có làm bài được không.

Những ánh mắt dõi về phòng thi của con, chờ đợi một tín hiệu hoàn thành bài thi. Những gương mặt không giấu được sự lo lắng, hồi hộp trước kết quả của con trẻ, mong con có thể đỗ vào một ngôi trường thật tốt. Những hình ảnh đó dường như đã trở thành một "đặc sản" không thể thiếu vào mùa thi cử hàng năm.

Hình ảnh phụ huynh đưa đón con tận trường thi trong những ngày thi tốt nghiệp THPT
Hình ảnh phụ huynh đưa đón con tận trường thi trong những ngày thi tốt nghiệp THPT

Trong những tấm ảnh chụp lại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 mới đây, khoảnh khắc phụ huynh đội mưa chờ con hoàn thành bài thi bên ngoài cổng trường một lần nữa nhận được nhiều sự quan tâm của độc giả. Tuy nhiên, có không ít ý kiến cho rằng, việc phụ huynh cứ kè kè theo con mỗi khi đưa đón con đi thi sẽ vô tình khiến đứa trẻ khó trưởng thành.

Không chỉ dành toàn bộ thời gian để chờ con làm bài thi, nhiều phụ huynh còn xin nghỉ phép ở chỗ làm, đóng cửa kinh doanh dịch vụ để tập trung mọi điều tốt nhất cho con trong những ngày này. 

Nhiều năm trước, phần lớn thí sinh đều tự đi thi chứ không được phụ huynh đưa đón như hiện tại
Nhiều năm trước, phần lớn thí sinh đều tự đi thi chứ không được phụ huynh đưa đón như hiện tại

Anh N.Đ.C. (quê Bình Thuận) chia sẻ với PV báo Dân Trí, khoảng 20 năm trước, khi đi thi tốt nghiệp THPT, một mình anh phải bắt xe từ quê vào TP.HCM, sau đó nhờ sự hỗ trợ của các bạn sinh viên tình nguyện giúp tìm chỗ ở, ăn uống, xoay sở qua những ngày thi cử. 

Theo anh C., học trò 18 tuổi không còn là đứa trẻ trong lòng bàn tay của bố mẹ. Các em nên tự giải quyết chuyện thi cử, học tập, không nên trông chờ vào phụ huynh. Bước vào lứa tuổi 18 nhưng vẫn khiến phụ huynh lo lắng, đội nắng đội mưa chờ trước cổng trường để đưa đón con đi thi là điều không nên.

Phụ huynh hồi hộp chờ đợi ngoài cổng trường thi
Phụ huynh hồi hộp chờ đợi ngoài cổng trường thi

Một bộ phận cộng đồng mạng cho rằng, việc phụ huynh kè kè theo sát con, nhất là trong những ngày thi cử sẽ khiến trẻ không thể tự do, tự lập mặc dù đã đến độ tuổi trưởng thành. Anh C. nói thêm, chính vì thói quen này mà nhiều "đứa trẻ" khi đến độ tuổi 30-40 tuổi vẫn không thể độc lập cuộc sống, phụ thuộc vào bố mẹ và gia đình.

Tuy nhiên, một số người khác phản bác, cho rằng việc phụ huynh đưa đón con đi thi hoàn toàn xuất phát từ tâm lý muốn đồng hành cùng con trong những hành trình quan trọng của cuộc đời. Trên mạng xã hội, một số phụ huynh cho rằng: "Đời người có nhiều cơ hội để thử thách, vì sao nhất định phải chọn đúng ngày thi cử quan trọng nhất để cho con trưởng thành? Sẽ rất khập khiễng khi so sánh một thời điểm hiện tại với quá khứ khi quá khứ vẫn còn nhiều sự thiếu hụt".

Nghỉ việc đưa con đi thi tốt nghiệp, phụ huynh bị nói 'không để con lớn' và lời đáp 'ai nói gì mặc kệ' - ảnh 4
Nhiều người cho rằng việc phụ huynh chờ đợi con trước cổng trường thi là để giúp con có tâm lý ổn định hơn, tránh rủi ro, sơ suất
Nhiều người cho rằng việc phụ huynh chờ đợi con trước cổng trường thi là để giúp con có tâm lý ổn định hơn, tránh rủi ro, sơ suất

Nhiều phụ huynh không quan tâm đến vấn đề này, họ cho rằng con trẻ trưởng thành ở cách hành động và cách suy nghĩ chứ không phải ở việc bố mẹ có đưa đón con đi thi hay không. Việc phụ huynh đưa đón con đến trường thi trong những ngày thi tốt nghiệp THPT quan trọng nhằm đảm bảo an toàn cho con và tránh xảy ra rủi ro, sơ suất, giúp con yên tâm hơn trước giờ làm bài quan trọng. Đây cũng là tâm lý chung mà nhiều phụ huynh cho rằng không chỉ riêng các bậc làm bố mẹ mà cả con trẻ cũng mong muốn như thế.

Ảnh: Tổng hợp

Tin tức mới nhất

Trường ĐH nào được đào tạo cả CĐ và trung cấp?
Học đường

Trường ĐH nào được đào tạo cả CĐ và trung cấp?

Dự thảo luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi) đã bổ sung nhiều nội dung mới, trong đó, có quy định về trường ĐH đặc thù nào được đào tạo cả các bậc học CĐ và trung cấp.

2 ngày trước
Cầu thủ nhí 2025 chính thức trở lại, chắp cánh đam mê bóng đá cho thế hệ trẻ
Học đường

Cầu thủ nhí 2025 chính thức trở lại, chắp cánh đam mê bóng đá cho thế hệ trẻ

2 ngày trước
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi một số môn 'quá khó', vì sao?
Học đường

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi một số môn 'quá khó', vì sao?

6 ngày trước
Hỏng xe, thí sinh nhanh nhạy xin 'thi nhờ' tốt nghiệp THPT và được giải quyết
Học đường

Hỏng xe, thí sinh nhanh nhạy xin 'thi nhờ' tốt nghiệp THPT và được giải quyết

6 ngày trước
Lần đầu thi toán theo chương trình mới ‘không thể lụi’, thí sinh sợ phần nào?
Học đường

Lần đầu thi toán theo chương trình mới ‘không thể lụi’, thí sinh sợ phần nào?

7 ngày trước
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Thí sinh mừng rỡ vì 'trúng tủ' đề văn
Học đường

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Thí sinh mừng rỡ vì 'trúng tủ' đề văn

2 tuần trước
Thi tốt nghiệp THPT: Có thí sinh hôm qua quên phiếu báo dự thi, nay quên CCCD
Học đường

Thi tốt nghiệp THPT: Có thí sinh hôm qua quên phiếu báo dự thi, nay quên CCCD

2 tuần trước
Điểm thi lớp 10 của TP.HCM: Số điểm 10 môn tiếng Anh chưa bằng 1/3 năm trước
Học đường

Điểm thi lớp 10 của TP.HCM: Số điểm 10 môn tiếng Anh chưa bằng 1/3 năm trước

2 tuần trước
Tuyển sinh ĐH 2025: Lưu ý tránh nhầm lẫn tên chương trình
Học đường

Tuyển sinh ĐH 2025: Lưu ý tránh nhầm lẫn tên chương trình

3 tuần trước
TP.HCM lắp đặt camera toàn bộ các điểm thi và hội đồng chấm thi tốt nghiệp THPT
Học đường

TP.HCM lắp đặt camera toàn bộ các điểm thi và hội đồng chấm thi tốt nghiệp THPT

3 tuần trước
AI làm hết, giới trẻ khỏi cần học?
Học đường

AI làm hết, giới trẻ khỏi cần học?

3 tuần trước
'Trường sát nhà nhưng không được phân tuyến lớp 1, bị xếp trường xa', vì sao?
Học đường

'Trường sát nhà nhưng không được phân tuyến lớp 1, bị xếp trường xa', vì sao?

3 tuần trước
Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao: Câu hỏi lấy thông tin phủ định
Học đường

Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao: Câu hỏi lấy thông tin phủ định

3 tuần trước
Bộ GD-ĐT lưu ý 'nhiều điểm đặc biệt' trước kỳ thi tốt nghiệp THPT
Học đường

Bộ GD-ĐT lưu ý 'nhiều điểm đặc biệt' trước kỳ thi tốt nghiệp THPT

4 tuần trước
Thi lớp 10 xong, thí sinh TP.HCM quyết không nghỉ ngơi mà tiếp tục... đi học
Học đường

Thi lớp 10 xong, thí sinh TP.HCM quyết không nghỉ ngơi mà tiếp tục... đi học

4 tuần trước