24h
Yeah1 News

Gợi ý đáp án đề thi Ngữ văn THPT Quốc gia 2023: Phân tích tác phẩm "Vợ nhặt"

Thứ tư, 28/06/2023 | 08:55 (GMT+7)

Các em học sinh lớp 12 sáng nay đã chính thức bước vào kỳ thi THPT Quốc gia 2023 với môn thi đầu tiên là môn Ngữ văn.

Sáng nay ngày 28/6, kỳ thi THPT Quốc gia 2023 chính thức diễn ra. Các thí sinh sẽ dự thi môn thi đầu tiên là Ngữ văn. Đây là một trong những bài thi quan trọng nhất quyết định kết quả của cả kỳ thi và việc tốt nghiệp cũng như lựa chọn trường Đại học của các em.

Các thí sinh đã bước vào môn thi Ngữ văn trong kỳ thi THPT 2023 (ảnh minh họa).
Các thí sinh đã bước vào môn thi Ngữ văn trong kỳ thi THPT 2023 (ảnh minh họa).

Theo đó, đề thi Ngữ văn năm nay phần làm văn đã yêu cầu thí sinh phân tích một đoạn trích trong tác phẩm "Vợ nhặt". Đề gồm 2 phần đọc hiểu (3 điểm) và phần làm văn (7 điểm). Trong đó, ngữ liệu của phần đọc hiểu thường được lấy ở ngoài sách giáo khoa, phần làm văn thường là cảm nhận, phân tích những tác phẩm, đoạn trích văn học trong chương trình chính khóa của sách giáo khoa Ngữ văn. Đề thi trong những năm gần đây có phần điểm sáng tạo nhưng chỉ dao động từ 0,5 đến 1,0 điểm trong thang điểm 10 của bài văn.

Đề thi môn Ngữ văn THPT Quốc gia năm nay.
Đề thi môn Ngữ văn THPT Quốc gia năm nay.

Sau khi hoàn thành bài thi Ngữ văn vào buổi sáng, chiều nay ngày 28/6 các thí sinh sẽ tiếp tục làm bài thi môn Toán. Cụ thể lịch thi THPT Quốc gia 2023 như sau, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 tổ chức thi 5 bài thi gồm: 3 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ; 1 bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên (Vật lí, Hóa học, Sinh học); 1 bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội (Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân) đối với thí sinh học chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT hoặc các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lí đối với thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT.

Lịch thi THPT Quốc gia 2023.
Lịch thi THPT Quốc gia 2023.

Dưới đây là gợi ý về đáp án của đề thi Ngữ văn THPT Quốc gia 2023:

I. Phần đọc hiểu

Câu 1. 

Thể thơ: tự do.

Câu 2.

Từ ngữ, hình ảnh miêu tả cơn giông mùa hè: sấm, gõ, bầu trời thật thấp, gió, thổi, cát bay, lá bay, đá bay.

Câu 3.

- Biện pháp tu từ so sánh thể hiện rõ trong câu thơ "Mưa ròng ròng như triệu ngón tay …/ Ngỡ như hành quân trở về tuổi nhỏ"

- Tác dụng biện pháp so sánh: Giúp hình ảnh, hiện tượng thiên nhiên (mưa) trở nên sinh động, giúp người đọc hình dung được cơn mưa đầu hạ, làm nổi bật hiện tượng tự nhiên của đất trời trong một cơn giông tố, những giọt mưa mạnh mẽ trút xuống cho con người nhiều trải nghiệm.

Câu 4.

Thí sinh nêu quan điểm cá nhân.

II. Làm văn

Câu 1.

Mở đoạn: Khái quát về sự cần thiết phải biết cân bằng cảm xúc trong cuộc sống

Thân đoạn cần giải thích các ý sau:

- Cảm xúc: là tình cảm nảy sinh do có sự rung động trong lòng.

- Cân bằng cảm xúc: là khả năng điều chỉnh, quản lý cảm xúc một cách hợp lý sao cho phù hợp với hoàn cảnh và mục tiêu.

=> Cân bằng cảm xúc trong cuộc sống là điều cần thiết với mỗi cá nhân.

Bàn luận, phân tích làm rõ các luận điểm

Tại sao chúng ta cần biết cân bằng cảm xúc trong cuộc sống?

Tầm quan trọng của cân bằng cảm xúc

=> Ý nghĩa: Giúp chúng ta sống có chủ động và tự tin, có sự kiểm soát và điều chỉnh cảm xúc của mình theo hoàn cảnh và mục tiêu.

Thí sinh lấy dẫn chứng minh họa phù hợp trong quá trình bình luận, phân tích.

Câu 2.

Mở bài:

Giới thiệu về nhà văn Kim Lân và tác phẩm "Vợ nhặt".

Thân bài:

Phân tích vị trí và bối cảnh đoạn trích.

Khái quát bối cảnh đoạn trích: Tràng vốn là một người đàn ông xấu xí, thô kệch lại là dân xóm ngụ cư sống trong nạn đói. Trong một lần đẩy xe bò đã "nhặt" được vợ. Đoạn trích tái hiện lại phản ứng của các nhân vật trước sự việc thu thuế diễn ra sau khi Tràng nhặt vợ.

Làm rõ các ý sau:

Đoạn trích thể hiện niềm tin vào tương lai

Đoạn trích thể hiện khát khao "đổi đời" của nhân các nhân vật.

=> Được thể hiện rõ nhất qua suy nghĩ của nhân vật Tràng sau khi nghe người vợ nhặt nói về việc phá kho thóc của Nhật.

=> Đây là tín hiệu cho một tương lai tươi sáng. Người đọc tin tưởng Tràng sẽ đi theo Việt Minh, theo cách mạng. Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng hiện lên trong tâm chí Tràng báo hiệu cho một sự giải phóng. Tràng sẽ hòa vào dòng người kia để giải phóng những người dân nghèo cũng như giải phóng chính mình.

Nhận xét về cách nhìn cuộc sống của nhà văn Kim Lân

- Cái nhìn của tác giả là cái nhìn sắc sảo để phơi bày hiện thực xã hội những năm trước cách mạng. Đồng thời là cái nhìn tiến bộ của thế giới quan cách mạng: hiện thực cuộc sống luôn có sự vận động từ tăm tối, khốc liệt tới ánh sáng, tương lai.

Ảnh: tổng hợp

Theo dõi Yeah1 trên Yeah1 - Google news

Cùng chuyên mục