Cô giáo điểm danh, bé gái Tiểu học đáp trả “3 chữ” không tưởng khiến phụ huynh bị gọi điện nhắc nhở

Bị cô giáo điểm danh, một em học sinh khiến cả lớp bật cười vì trả lời bằng 3 chữ, giáo viên bất ngờ phải liên lạc với phụ huynh góp ý về tình huống "dở khóc dở cười"

Nhiều người thường cho rằng trẻ con chưa hiểu biết gì. Tuy nhiên, thực tế trẻ nhỏ luôn học hỏi kiến thức từ môi trường xung quanh, bao gồm cả những yếu tố tích cực và tiêu cực. Điều đáng chú ý là trẻ có khả năng sao chép nguyên vẹn cả lời nói và hành động từ việc nghe, thấy được và áp dụng chúng vào cuộc sống hằng ngày của mình.

Một ví dụ cho trường hợp trên là cuộc trò chuyện ngắn giữa một cô giáo mầm non và phụ huynh học sinh khiến dư luận chú ý. Sự việc này đã nhanh chóng trở thành đề tài bàn tán trên mạng xã hội, khiến cộng đồng mạng "dở khóc dở cười".

Cô giáo điểm danh, bé gái Tiểu học đáp trả “3 chữ” không tưởng khiến phụ huynh bị gọi điện nhắc nhở - ảnh 1

Theo đó, trong ngày đầu tiên đi học, khi được cô giáo điểm danh, em học sinh lớp mầm thay vì hô "dạ có" lại trả lời bằng ba chữ: Có bổn cung. "Bổn cung" là cách xưng hô của phi tần trong hậu cung thời phong kiến của Trung Quốc. Có lẽ em học sinh này ở nhà đã được xem quá nhiều phim cung đấu nên mới nghĩ tới câu trả lời như vậy. Chắc chắn rằng, giáo viên hay cả phụ huynh cũng không ngờ rằng học sinh sẽ thực hiện việc điểm danh một cách độc đáo như thế này.

Được biết, cô giáo sau đó phải gửi tin nhắn cho phụ huynh nhằm nhắc nhở về sự việc trên. Câu chuyện sau khi được chia sẻ mang lại tiếng cười cho nhiều người, tuy nhiên, không ít người nhận định đây là một bài học cảnh báo đến phụ huynh về tầm quan trọng của môi trường phát triển cho trẻ. Ở độ tuổi mầm non, trẻ học hỏi mọi thứ một cách vô thức, đặc biệt là trong khoảng từ 0-3 tuổi, trẻ em thường tiếp xúc bị động với môi trường qua 5 giác quan.

Cô giáo điểm danh, bé gái Tiểu học đáp trả “3 chữ” không tưởng khiến phụ huynh bị gọi điện nhắc nhở - ảnh 2

Nhiều bậc phụ huynh thường nghĩ rằng con cái chỉ dễ bị ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường học tập hoặc bạn bè, nhưng thực tế gia đình là môi trường quan trọng đối với sự phát triển của trẻ trong giai đoạn đầu đời. Ông bà, bố mẹ và thậm chí cả những người hàng xóm gần gũi nhất đều là những "hình mẫu" cho trẻ học tập khi còn nhỏ. Trẻ sẽ quan sát và bắt chước thái độ, lời nói và thậm chí cách biểu đạt cảm xúc khi giao tiếp với người khác.

Một số phụ huynh thường bào chữa rằng : "Con còn bé, chưa hiểu gì cả", nhưng trẻ nhỏ có khả năng nhận thức tốt. Bố mẹ nên cảnh giác và không coi thường vấn đề này để tránh trẻ phát triển những lời nói và hành động không đúng chuẩn mực. Ngoài ra, ngày nay, hàng trăm, thậm chí hàng nghìn video có hại cho trẻ xuất hiện trên mạng xã hội mỗi ngày. Điều này là một nguy cơ lớn, đặc biệt nếu không có sự kiểm soát từ cơ quan quản lý và cả từ phía phụ huynh.

Trẻ em chưa phát triển hoàn thiện về mặt nhân cách và nhận thức, do đó, những video này có thể ảnh hưởng sâu sắc đến tiềm thức của trẻ. Khi kích thích, trẻ có thể hành động theo tiềm thức này, tiềm ẩn nguy cơ đối với chính bản thân trẻ và những người xung quanh.

Phụ huynh chỉ cần dành thêm vài giờ để lựa chọn, tải về những video sạch, giáo dục, hoạt hình kinh điển, hoặc thậm chí là video của chính con mình, như các buổi múa hát, tập đọc, và những khoảnh khắc gia đình dã ngoại, du lịch...; để xây dựng một bức tường "lọc" nội dung tích cực cho con cái.

Tin tức mới nhất

Ngành y khoa có mức học phí cao nhất, gần 816 triệu đồng năm học 2025-2026
Học đường

Ngành y khoa có mức học phí cao nhất, gần 816 triệu đồng năm học 2025-2026

Đến thời điểm này, nhiều trường ĐH đã công bố mức học phí dự kiến cho năm học 2025-2026. Có thể thấy, học phí ngành y khoa, răng hàm mặt vẫn tiếp tục dẫn đầu.

2 ngày trước
Thi tốt nghiệp THPT trên máy tính: Rào cản lớn nhất là sự công bằng
Học đường

Thi tốt nghiệp THPT trên máy tính: Rào cản lớn nhất là sự công bằng

4 ngày trước
Điều kiện thực hiện thi tốt nghiệp THPT trên máy tính từ năm 2027
Học đường

Điều kiện thực hiện thi tốt nghiệp THPT trên máy tính từ năm 2027

5 ngày trước
Một giấc ngủ bình yên sau cuộc thi chuyển cấp
Học đường

Một giấc ngủ bình yên sau cuộc thi chuyển cấp

7 ngày trước
'Ánh sáng Tri thức': Hành trình gieo mầm tri thức từ Nam ra Bắc của 2 cô gái Gen Z sáng lập
Học đường

"Ánh sáng Tri thức": Hành trình gieo mầm tri thức từ Nam ra Bắc của 2 cô gái Gen Z sáng lập

2 tuần trước
Trường ĐH nào được đào tạo cả CĐ và trung cấp?
Học đường

Trường ĐH nào được đào tạo cả CĐ và trung cấp?

2 tuần trước
Cầu thủ nhí 2025 chính thức trở lại, chắp cánh đam mê bóng đá cho thế hệ trẻ
Học đường

Cầu thủ nhí 2025 chính thức trở lại, chắp cánh đam mê bóng đá cho thế hệ trẻ

2 tuần trước
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi một số môn 'quá khó', vì sao?
Học đường

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi một số môn 'quá khó', vì sao?

3 tuần trước
Hỏng xe, thí sinh nhanh nhạy xin 'thi nhờ' tốt nghiệp THPT và được giải quyết
Học đường

Hỏng xe, thí sinh nhanh nhạy xin 'thi nhờ' tốt nghiệp THPT và được giải quyết

3 tuần trước
Lần đầu thi toán theo chương trình mới ‘không thể lụi’, thí sinh sợ phần nào?
Học đường

Lần đầu thi toán theo chương trình mới ‘không thể lụi’, thí sinh sợ phần nào?

3 tuần trước
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Thí sinh mừng rỡ vì 'trúng tủ' đề văn
Học đường

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Thí sinh mừng rỡ vì 'trúng tủ' đề văn

3 tuần trước
Thi tốt nghiệp THPT: Có thí sinh hôm qua quên phiếu báo dự thi, nay quên CCCD
Học đường

Thi tốt nghiệp THPT: Có thí sinh hôm qua quên phiếu báo dự thi, nay quên CCCD

3 tuần trước
Điểm thi lớp 10 của TP.HCM: Số điểm 10 môn tiếng Anh chưa bằng 1/3 năm trước
Học đường

Điểm thi lớp 10 của TP.HCM: Số điểm 10 môn tiếng Anh chưa bằng 1/3 năm trước

3 tuần trước
Tuyển sinh ĐH 2025: Lưu ý tránh nhầm lẫn tên chương trình
Học đường

Tuyển sinh ĐH 2025: Lưu ý tránh nhầm lẫn tên chương trình

4 tuần trước
TP.HCM lắp đặt camera toàn bộ các điểm thi và hội đồng chấm thi tốt nghiệp THPT
Học đường

TP.HCM lắp đặt camera toàn bộ các điểm thi và hội đồng chấm thi tốt nghiệp THPT

4 tuần trước