Chồng đòi bán nhà để con học trường quốc tế 330 triệu/năm, người vợ phản đối kịch liệt

Sau khi nghe suy nghĩ muốn bán nhà để lo tiền cho con vào học trường quốc tế đẳng cấp, người vợ ngay lập tức phản đối và cho rằng trẻ con không cần đến mức như thế.

Trong xã hội hiện đại, trẻ em được giáo dục ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ để làm quen với thế giới xung quanh thông qua việc nghe nhạc hay sách nói. Trẻ em từ khi có nhận thức với cuộc sống sẽ được bồi dưỡng theo những cách riêng để phát triển toàn vẹn cả về trí não lẫn sức lực. Riêng việc chọn trường cho con đi học cũng khiến nhiều bậc phụ huynh đau đầu. 

Nhiều người quan niệm phải cho con học trường có chất lượng giáo dục tốt, cơ sở vật chất được đầu tư đầy đủ và tham gia nhiều lớp huấn luyện năng khiếu để con không thua sút so với bạn bè đồng trang lứa. Điều này vô tình ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tình hình tài chính của một số gia đình.

Người phụ nữ kể lại chồng muốn bán nhà để cho con học trường quốc tế
Người phụ nữ kể lại chồng muốn bán nhà để cho con học trường quốc tế

Một bài viết được đăng tải trên diễn đàn mạng Zhihu của Trung Quốc đã làm dấy lên nhiều bàn tán xoay quanh vấn đề liệu có nên cho con học trường quốc tế chất lượng cao khi tài chính gia đình eo hẹp. Được biết, một người phụ nữ chia sẻ quan điểm: "Để có tiền cho con đi học trường quốc tế, chồng tôi đòi bán nhà, chúng tôi cãi nhau đến 3h sáng!"

Người phụ nữ này chia sẻ, để có được khởi đầu hoàn hảo trên bước đường phát triển của con, chồng cô quyết định cho con đi học trường mầm non quốc tế với học phí hàng trăm triệu đồng. Mức học phí này được cho là quá sức chi trả của gia đình và sẽ ảnh hưởng đến những khoản chi tiêu khác trong cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy, người chồng đề nghị người vợ nên bán căn nhà mình đang ở để đầu tư cho việc học tập của con.

Người vợ phản đối kịch liệt vì cho rằng không phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình (Ảnh minh hoạ)
Người vợ phản đối kịch liệt vì cho rằng không phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình (Ảnh minh hoạ)

Ngay lập tức, người vợ phản đối kịch liệt vì cô cho rằng không nhất thiết phải bán nhà để con vào trường đắt đỏ, thay vì vậy có thể chọn một ngôi trường tốt nhưng học phí bình dân hơn. Người chồng không đồng tình với ý kiến của vợ. Ông bố cho rằng ngày nay nhiều đứa trẻ được học trường quốc tế từ sớm và có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh rất tốt, ngoài ra môi trường giáo dục giúp trẻ có tính tự lập và hoạt ngôn hơn môi trường truyền thống. Nếu con không được học trường quốc tế thì khi vào tiểu học, cấp Hai, cấp Ba... con sẽ thua nhiều người.

Người vợ cho rằng gia đình có ý định sinh thêm một người con. Nếu cho con lớn học trường quốc tế thì con nhỏ cũng phải được như thế. Vậy mỗi năm, chi phí học tập của 2 con sẽ lên đến 200.000 NDT (660 triệu đồng). Như vậy, dù có bán nhà thì hai vợ chồng đi làm vẫn phải "thắt lưng buộc bụng" mới miễn cưỡng đóng đủ tiền học phí đắt đỏ cho con. Đó là còn chưa kể đến nhiều chi phí lặt vặt khác ở trường và mua dụng cụ học tập.

Chuyên gia khuyến khích cân đối chi tiêu sao cho học phí của con không nên vượt quá 30% thu nhập của gia đình
Chuyên gia khuyến khích cân đối chi tiêu sao cho học phí của con không nên vượt quá 30% thu nhập của gia đình

Cuối cùng người chồng bị người vợ thuyết phục nhưng anh vẫn tỏ ra không vui. Người vợ quyết định cho con học một trường mẫu giáo trong khả năng gia đình có thể chi trả và tuyệt đối không được bán nhà. 

Nhiều netizen đồng tình với quan điểm của người vợ. Tuy việc chọn trường cho con học vô cùng quan trọng và ảnh hưởng lớn đến tương lai của con nhưng cha mẹ cần cân nhắc nhiều yếu tố xem thử ngôi trường đó có phù hợp với đứa trẻ hay không, tình hình tài chính của gia đình như thế nào, trong trường hợp bất trắc thì có khoản phí nào dự phòng hay không... Ngoài ra, một số chuyên gia cho rằng, chi phí học hành của con cái không được vượt quá 30% thu nhập của gia đình. Nếu không chất lượng cuộc sống của gia đình đó sẽ gặp vấn đề. 

Ảnh: Tổng hợp

Tin tức mới nhất

'Ánh sáng Tri thức': Hành trình gieo mầm tri thức từ Nam ra Bắc của 2 cô gái Gen Z sáng lập
Học đường

"Ánh sáng Tri thức": Hành trình gieo mầm tri thức từ Nam ra Bắc của 2 cô gái Gen Z sáng lập

Nhận thấy sự thiếu thốn cơ sở vật chất và tài liệu học tập tại nhiều trường học ở những vùng khó khăn, Phương Anh và Lan Anh - 2 học sinh tuổi teen đã quyết định khởi xướng dự án "Ánh sáng Tri thức".

2 ngày trước
Trường ĐH nào được đào tạo cả CĐ và trung cấp?
Học đường

Trường ĐH nào được đào tạo cả CĐ và trung cấp?

3 ngày trước
Cầu thủ nhí 2025 chính thức trở lại, chắp cánh đam mê bóng đá cho thế hệ trẻ
Học đường

Cầu thủ nhí 2025 chính thức trở lại, chắp cánh đam mê bóng đá cho thế hệ trẻ

3 ngày trước
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi một số môn 'quá khó', vì sao?
Học đường

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi một số môn 'quá khó', vì sao?

7 ngày trước
Hỏng xe, thí sinh nhanh nhạy xin 'thi nhờ' tốt nghiệp THPT và được giải quyết
Học đường

Hỏng xe, thí sinh nhanh nhạy xin 'thi nhờ' tốt nghiệp THPT và được giải quyết

2 tuần trước
Lần đầu thi toán theo chương trình mới ‘không thể lụi’, thí sinh sợ phần nào?
Học đường

Lần đầu thi toán theo chương trình mới ‘không thể lụi’, thí sinh sợ phần nào?

2 tuần trước
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Thí sinh mừng rỡ vì 'trúng tủ' đề văn
Học đường

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Thí sinh mừng rỡ vì 'trúng tủ' đề văn

2 tuần trước
Thi tốt nghiệp THPT: Có thí sinh hôm qua quên phiếu báo dự thi, nay quên CCCD
Học đường

Thi tốt nghiệp THPT: Có thí sinh hôm qua quên phiếu báo dự thi, nay quên CCCD

2 tuần trước
Điểm thi lớp 10 của TP.HCM: Số điểm 10 môn tiếng Anh chưa bằng 1/3 năm trước
Học đường

Điểm thi lớp 10 của TP.HCM: Số điểm 10 môn tiếng Anh chưa bằng 1/3 năm trước

2 tuần trước
Tuyển sinh ĐH 2025: Lưu ý tránh nhầm lẫn tên chương trình
Học đường

Tuyển sinh ĐH 2025: Lưu ý tránh nhầm lẫn tên chương trình

3 tuần trước
TP.HCM lắp đặt camera toàn bộ các điểm thi và hội đồng chấm thi tốt nghiệp THPT
Học đường

TP.HCM lắp đặt camera toàn bộ các điểm thi và hội đồng chấm thi tốt nghiệp THPT

3 tuần trước
AI làm hết, giới trẻ khỏi cần học?
Học đường

AI làm hết, giới trẻ khỏi cần học?

3 tuần trước
'Trường sát nhà nhưng không được phân tuyến lớp 1, bị xếp trường xa', vì sao?
Học đường

'Trường sát nhà nhưng không được phân tuyến lớp 1, bị xếp trường xa', vì sao?

3 tuần trước
Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao: Câu hỏi lấy thông tin phủ định
Học đường

Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao: Câu hỏi lấy thông tin phủ định

4 tuần trước
Bộ GD-ĐT lưu ý 'nhiều điểm đặc biệt' trước kỳ thi tốt nghiệp THPT
Học đường

Bộ GD-ĐT lưu ý 'nhiều điểm đặc biệt' trước kỳ thi tốt nghiệp THPT

4 tuần trước