Gia đình ở Hà Tĩnh, Nghệ An ngày càng có xu hướng cho con bỏ học để du học nghề, xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng được sung túc với quyết định này.
Những năm gần đây, những em học sinh ở các làng quê Nghệ An - Hà Tĩnh có xu hướng bỏ học để đi xuất khẩu lao động hay du học nghề. Trong đó, có nhiều em sở hữu thành tích học tập vô cùng tốt, thậm chí còn đỗ đại học top đầu. Nhưng vì con đường đại học chưa chắc đã giúp các em có được công việc tốt cùng mức lương ổn định mà nhiều em đã không còn mặn mè với chuyện học nữa.
Bộ mặt làng quê đã bắt đầu thay đổi với những ngôi nhà cao tầng mọc lên san sát, ô tô đậu trước ngõ từ nguồn thu nhập các em gửi về cho bố mẹ. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng thực hiện được giấc mơ đổi đời khi cho con em mình đặt chân lên "miền đất hứa", thậm chí họ còn rơi vào bi kịch. Điển hình như câu chuyện của em Hồ Văn V (SN 2003, trụ tại huyện Thạch Hà).
Em V vốn là một học sinh xuất sắc, từng giành nhiều giải Học sinh Giỏi cấp tỉnh môn Hóa Học. Em V đạt số điểm vào đại học là 27,25 khối A00. Tuy nhiên thay vì chọn học đại hịc, em lại quyết định đi du học nghề ở Hàn Quốc.
Gia đình của em V đã phải bỏ ra 500 triệu để hoàn thành thủ tục cho em đi du học nghề trong 5 năm. Khi sang Hàn, V còn phải đóng thêm 100 triệu cho năm học đầu. Vậy mà khi sang đây, vì lịch học dày đặc, V không có thời gian làm thêm và không thể trang trải cuộc sống đắt đỏ nên chỉ sau 5 tháng, em đã bỏ học. V trốn ra ngoài và trở thành lao động bất hợp pháp.
Vậy là em bị trục xuất về nước, mang theo 1 đống nợ. Vì không chịu được những lời dèm pha mà từ khi về nhà, em V chỉ biết nhốt mình trong nhà, còn ba mẹ V thì phải bán đất để trả nợ. Thực tế, gia đình V chỉ là một trong những trường hợp rơi vào bi kịch khi có con đi bán sức lao động nơi xứ người. Nhiều học sinh qua đó phải làm việc quần quật 10-12 tiếng, có khi còn bị chủ ngược đãi, quỵt lương, bị kì thị,...
Cuối tháng 10/2019, cả nước từng phải bàng hoàng trước thảm kịch 39 thi thể được phát hiện trong xe container ở Anh. Trong đó có nạn nhân Phạm Thị Trà M (26 tuổi, ở Hà Tĩnh). Trà M từng theo học tại một ngôi trường cao đẳng nhưng lại bỏ dở để XKLĐ ở Nhật. 3 năm sau, em muốn sang Anh lao động. M tin vào người môi giới mà vượt biên đê rồi ra đi mãi mãi trong thufngt container đông lạnh. Thế mới thấy, lao động xứ người vốn không phải là con đường đầy hoa hồng.
Ảnh: Tổng hợp