Dù bài toán trông có vẻ đơn giản, nhiều người vẫn làm sai vì không nhớ những kiến thức cơ bản.
Hiện nay, ngay khi trẻ vào mẫu giáo, các bé đã được làm quen với các khái niệm và ứng dụng toán học đơn giản giúp phát triển tư duy. Qua từng cấp học, kiến thức sẽ càng được mở rộng hơn. Tuy nhiên, các dạng toán vẫn khá dễ hiểu đối với học sinh. Điều quan trọng để làm bài tập toán là trẻ cần phải ghi nhớ các công thức. Việc này giúp trẻ ứng dụng một cách logic và đưa ra kết quả chính xác. Bởi chỉ cần sai công thức, mọi bước giải tiếp theo đều trở thành nên vô giá trị.
Mới đây, trên một mạng diễn đàn, một tài khoản đã chia sẻ rằng con của cô làm bài toán 6 : 2(1 + 2) nhưng bị cô giáo gạch sai. Người này thấy khó hiểu và nghi ngờ rằng có thể cô giáo đã chấm sai, vì phụ huynh cũng tính ra đáp án là 1. Khi lên mạng hỏi ý kiến, nhiều phụ huynh khác cũng cho rằng đáp án là 1, làm cho người này càng tin chắc rằng cô giáo đã chấm sai và gọi điện trao đổi với cô về việc này. Tuy nhiên, sau khi nghe cô giáo giải thích, người phụ huynh mới nhận ra cô giáo không sai, mà chính là nhiều phụ huynh đã quên kiến thức cơ bản.
Theo đó cô giáo đã giải thích, muốn giải bài toán 6 : 2(1 + 2) thì trước tiên học sinh cần thực hiện phép tính trong ngoặc trước. Tiếp theo đó vì có cả nhân và chia, nên học sinh sẽ phải thực hiện phép tính từ trái sang phải. Như vậy, đáp án đúng cuối cùng là 9 chứ không phải là 1. Nếu thực hiện phép tính trên từ phải sang trái thì kết quả mới cho ra bằng 1, tuy nhiên đó hoàn toàn là đáp án trật lất.
Mặc dù đây là dạng bài cơ bản, nhưng qua đó cũng nhắc nhở bố mẹ về việc cần rèn luyện tính cẩn thận và thường xuyên kiểm tra khả năng ghi nhớ công thức toán học của con, để trẻ có thể hoàn thiện mỗi bài tập toán một cách tròn trịa nhất, không vì một số sai sót mà làm mất điểm oan. Vì sao bố mẹ cần rèn luyện cho trẻ tính cẩn thận, đọc kỹ câu hỏi và nghiên cứu hướng làm trước mỗi bài toán, dù là bài toán cơ bản nhất?