Lựa chọn ngành nghề để tương lai có cơ hội rộng mở là nỗi băn khoăn của nhiều sĩ tử hiện nay, lương cao không lo thất nghiệp sau khi ra trường là tiêu chí được đặt lên hàng đầu.
Giới trẻ ngày nay phải đối mặt với rất nhiều thách thức và một trong số đó chính là vấn đề việc làm. Học ngành gì để ra trường không bị thất nghiệp là câu hỏi chung của không ít học sinh mà ngay đến các bậc phụ huynh cũng băn khoăn. Đây là nỗi lo lắng hoàn toàn dễ hiểu, vì để học tốt và thành công trong bất cứ ngành nghề nào sau khi rời giảng đường là vấn đề vô cùng quan trọng. Đứng trước ngưỡng cửa lựa chọn ngành học cho 3 đến 4 năm tới sao để bớt nguy cơ thất nghiệp là nhu cầu của nhiều người.
Dưới đây là 7 ngành nghề mang tính ổn định về cơ hội nghề nghiệp, cần nhân lực nhất hiện nay, lương khủng ra trường, học xong không lo thất nghiệp sau khi ra trường.
1. Công nghệ thông tin
Sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 khiến ngành công nghệ thông tin trở thành ngành "hot" hàng đầu và hấp dẫn người học nhất hiện nay. Theo Vietnamwork - website tuyển dụng lớn nhất của Việt Nam, trong 3 năm vừa qua, số lượng công việc ngành Công nghệ thông tin - Phần mềm đã tăng trung bình 47% mỗi năm. Tuy nhiên, số lượng nhân sự ngành này chỉ tăng ở mức trung bình 8%. Khối ngành này đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, cần thêm khoảng 400.000 nhân lực mỗi năm. Trong khi đó, số sinh viên tốt nghiệp ngành học này chỉ ở mức 30.000 người/năm.
Mặc khác, Công nghệ thông tin còn là ngành đứng thứ 3 trong nhóm 10 ngành nghề có mức lương cao nhất tại Việt Nam với mức lương trung bình gần 20 triệu đồng/tháng. Dựa trên thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công nghệ thông tin (CNTT) là 01 trong 04 nhóm ngành có thí sinh trúng tuyển nhiều nhất năm 2022, chiếm 13% trên tổng số 564.735 thí sinh trúng tuyển.
Những trường đại học đào tạo ngành Công nghệ thông tin uy tín như trường Đại học Bách khoa TP.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TP.HCM, Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF), Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH).
2. Bác sĩ
Ngày nay nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng do mức sống ngày càng phát triển và xuất hiện nhiều tác nhân gây bệnh tật. Vì vậy việc nâng cao chất lượng của các dịch vụ y tế là đã trở thành một yêu cầu cấp bách nên nhu cầu về đội ngũ y bác sĩ cũng ngày càng tăng.
Trái ngược với những ngành nghề khác phụ thuộc vào sự biến động kinh tế - chính trị - xã hội, ngành y khoa, bác sĩ vẫn luôn là một trong những ngành học thu hút sự quan tâm hàng đầu của người học. Mặc khác, nhu cầu thăm khám, chữa bệnh của người dân ngày càng được quan tâm, đẩy mạnh thì nhu cầu tuyển dụng bác sĩ nhiều ở nước ta vì thế cũng tăng cao và thu nhập của họ cũng không hề thấp.
3. Ngành Marketing
Cùng với tiến bộ của truyền thông, sự hội nhập và phát triển của nhiều doanh nghiệp, công ty. Marketing dần khẳng định vị thế với những cơ hội làm việc vô cùng rộng lớn. Trong suốt nhiều năm liền, đặc biệt là ở thời điểm hiện tại thì Marketing vẫn luôn dẫn đầu xu hướng về việc làm và trở thành ưu tiên lựa chọn cho nhiều bạn trẻ.
Những năm gần đây, hầu như các công ty và doanh nghiệp đều có phòng Marketing, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển. Chính vì thế nhu cầu về nhân sự của ngành vô cùng cao, cùng với mức thu nhập hấp dẫn khiến ngành nghề luôn được nhiều bạn trẻ săn đón.
Theo Trung tâm dự báo nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM thì cho đến 2025, ngành Marketing cần hơn 21.600 lao động mỗi năm. Chưa kể, quá trình hội nhập sẽ có nhiều công ty, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam. Đồng thời, ngành nghề cũng sẽ vô cùng đa dạng về việc làm như: truyền thông, quan hệ công chúng, chăm sóc khách hàng, chuyên viên trong nhiều lĩnh vực hay thậm chí là tự sáng tạo nội dung trên mạng xã hội.
4. Nhóm ngành Ngôn ngữ
Trong tình hình hội nhập toàn cầu như hiện nay thì ngôn ngữ Anh hay những ngôn ngữ khác là thứ không thể thiếu chiếm vị trí rất quan trọng và là một phần không thể thiếu trong hồ sơ xin việc cũng như ứng dụng trong đời sống. Nhóm ngành ngôn ngữ xuất hiện trong nhiều lĩnh vực lĩnh vực như kinh tế đối ngoại, sư phạm ngoại ngữ, marketing, công nghệ thông tin, tài chính ngân hàng,... Nói chung là ngành ngôn ngữ hiện nay đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống xã hội, nhất là trong tình hình toàn cầu hóa, quốc tế hóa.
Hơn nữa, số lượng văn phòng đại diện nước ngoài đặt ở Việt Nam hiện nay đã lên tới hơn 1000. Vì vậy, đây là cơ hội được làm việc, tiếp xúc nhưng cũng đặt ra yêu cầu cạnh tranh giữa các công ty. Đây là một ngành học thực sự rất triển vọng.
3. Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Du lịch được coi là ngành mũi nhọn của nền kinh tế nước ta. Thị trường du lịch khách sạn nhà hàng tại Việt Nam đang phát triển một cách mạnh mẽ và nóng hơn bao giờ hết. Theo Tổng cục Du lịch, mỗi năm Việt Nam cần thêm khoảng 40.000 lao động mới trong lĩnh vực du lịch, trong khi đó số lượng sinh viên tốt nghiệp ngành học này mới đạt 15.000 sinh viên/năm. Hơn hết, lực lượng lao động du lịch qua đào tạo và chuẩn nghề còn thấp, doanh nghiệp phải mất công đào tạo lại.
6. Quan hệ công chúng & Truyền thông Đa phương tiện
Ngành truyền thông đa phương tiện ngày càng phát triển mạnh mẽ cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, nó trở thành một ngành học "hot" được đông đảo bạn trẻ có xu hướng lựa chọn. Mặc khác, sự phát triển của một công ty hay tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào truyền thông chính vì thế mà ngành Truyền thông đa phương tiện và quan hệ công chúng hút nhân lực nhất hiện nay.
Theo một số nghiên cứu thực tế nhân sự trong ngành Truyền thông Đa phương tiện thì mức lương trung bình đang dao động từ 300 đến 1000 USD mỗi tháng phụ thuộc vào năng lực, kinh nghiệm và vị trí của nhân sự trong ngành.
Một số công việc phổ biến và thường thấy nhất trong ngành này thường là Chuyên viên truyền thông, Biên tập viên, Chuyên viên tổ chức sự kiện, Phóng viên, Chuyên viên Đối ngoại và Quan hệ công chúng,… Các vị trí lớn hơn trong ngành có thể kể đến như Giảng viên tại các học viện, trường đại học, cao đẳng, Giám đốc sản xuất, Giám đốc sáng tạo,…
7. Logistic và Quản lý chuỗi cung ứng
Ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng có mặt tại Việt Nam trong khoảng 30 năm trở lại đây với tốc độ phát triển vô cùng ấn tượng, lên đến 35 – 40%. Hiện, có hơn 1.500 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này. Trước nhu cầu nguồn nhân lực lớn, ngành Logistics trở thành ngành nghề cần nhân lực nhất hiện nay, lương khủng hậu ra trường, học xong không lo thất nghiệp.
Nhân sự ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng được chào đón ở tất cả các nước trên thế giới. Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể làm việc tại nước ngoài hay trong công ty đa quốc gia chỉ cần ngoại ngữ giỏi và đáp ứng yêu cầu công việc; mức lương dao động từ 10 – 15 triệu đồng/tháng.
Ảnh: Tổng hợp