Phía sau cái tên Nghệ An là ý nghĩa đặc biệt mà bất kỳ ai khi biết cũng không khỏi trầm trồ vì quá đặc biệt và ấn tượng.
Nghệ An là một địa phương nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ, tỉnh Nghệ An. Đây được ưu ái gọi là vùng đất nổi tiếng với tinh thần hiếu học và truyền thống yêu nước bất khuất. Ít ai biết, tên gọi Nghệ An đã có lịch sử hình thành gần 1.000 năm.
Được biết, Nghệ An từ hàng trăm năm trước vốn là một trong 15 bộ của nước Văn Lang, mang tên Hoài Hoan. Thời Bắc thuộc, vùng này mang tên Hàm Hoan, sau đổi thành Hoan Châu. Danh xưng Hoan Châu được lưu lại qua các thời Ngô, Đinh, Tiền Lê. Đến thời Lý, vào năm 1030 (có tài liệu ghi là năm 1029), vua Lý Thái Tông đổi tên Hoan Châu thành Nghệ An. Cái tên Nghệ An vì thế chính thức xuất hiện trên bản đồ Việt Nam từ ngày đó.
Dựa trên các pho sử cũ, Nghệ An được ghi bằng hai chữ 乂安: Nghệ (乂) nghĩa là “cai trị” còn An (安) mang nghĩa là “yên ổn”. Việc đặt tên không chỉ ngẫu nhiên mà mang hàm ý chơi chữ sâu xa thế này vì thế đã khiến nhiều người không khỏi trầm trồ.
Theo một số tư liệu lịch sử, Nghệ An lần đầu được tách thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh vào năm 1831, dưới thời vua Minh Mạng. Dân gian vẫn thường gọi chung hai tỉnh này là xứ Nghệ. Hai tỉnh này đã từng hợp lại thành tỉnh Nghệ Tĩnh vào năm 1976 nhưng đến năm 1991 lại tách ra thành Nghệ An và Hà Tĩnh cho đến thời điểm hiện tại.
Thế nhưng ít ai biết dù đã tách ra nhưng Nghệ An hiện tại vẫn là tỉnh lớn nhất ở Việt Nam với điện tích 16.490 km2. Ở Nghệ An, điểm thu hút khách du lịch hàng đầu là bãi biển Cửa Lò cũng như các di tích lịch sử về cuộc đời, sự nghiệp Bác Hồ ở Nam Đàn.
Đây cũng tự hào là vùng đất của nhiều lễ hội i cổ truyền diễn ra trên sông nước như lễ hội Cầu Ngư, Rước hến, Đua thuyền…đậm chất huyền thoại, sử thi như lễ hội đền Cuông, lễ hội làng Vạn Lộc, làng Sen, ngoài ra còn có văn hóa dân gian ở Nghệ An cũng vô cùng đặc sắc khi có các điệu hò, hát phường vải, hát đò đưa…