24h
Yeah1 News

Xôn xao hình ảnh nam thanh niên cho sụn tai để bạn gái nâng mũi: Chuyên gia tiết lộ "không bác sĩ nào dám làm"?

Thứ hai, 24/07/2023 | 12:16 (GMT+7)

Chuyên gia cho rằng bạn trai lấy sụn tai cho bạn gái nâng mũi là điều có thể xảy ra, nhưng rất ít bác sĩ nào dám thực hiện việc này.

Gần đây trên mạng xã hội đang xôn xao về một tấm ảnh gây tranh cãi, nhận được rất nhiều bình luận trái chiều. Điều đáng nói ở trong tấm ảnh chính là chàng trai bị băng một bên tai, còn cô gái thì băng kín mũi. 

Dân mạng cho rằng có thể họ là người yêu và người bạn trai đã “tặng” sụn tai cho bạn gái mình để cô nàng nâng mũi. Người được cho là đăng tải tấm ảnh lên mạng xã hội là cô bạn gái, kèm theo dòng trạng thái: “Nếu anh ấy thực sự yêu bạn, anh ấy sẽ sẵn sàng cho bạn tất cả". 

Bài đăng bạn trai lấy sụn tai cho bạn gái nâng mũi gây ra nhiều tranh cãi trái chiều
Bài đăng bạn trai lấy sụn tai cho bạn gái nâng mũi gây ra nhiều tranh cãi trái chiều

Tuy nhiên, theo bác sĩ Tống Hải - Chủ nhiệm khoa Vi phẫu và Tái tạo thuộc Trung tâm Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và Tái tạo - Bệnh viện Bỏng quốc gia chia sẻ, về mặt lý thuyết thì trường hợp này là có thể, nhưng chắc chắn không bác sĩ nào thực hiện. 

Vì việc hiến và ghép mô, bộ phận trên cơ thể của người này sang người kia đã được pháp luật và Bộ Y tế thông qua, được cho phép ở một số lĩnh vực như ghép tim, gan, thận… Còn để cấy ghép thì bắt buộc cần phải có sự tương đồng về HLA, nhóm máu, tiền mẫn cảm...

Trong trường hợp ghép da đồng loại, da chỉ sống được một thời gian và sẽ đào thải bong da (riêng trường hợp sinh đôi cùng trứng). Đối với trường hợp ghép sụn sườn, xương, trung bì da đồng loại thì sụn sườn, xương và trung bì da phải được xử lý loại bỏ đi tất cả các yếu tố kháng nguyên trên bề mặt, đối với sụn sườn sau được xử lý bắt buộc phải để trong môi trường bảo quản.

Bác sĩ khẳng định sẽ 'không thực hiện ca phẫu thuật lấy sụn tai của người này để cấy ghép trực tiếp cho người kia vì có nguy cơ đào thải sụn ghép' - Ảnh: N.H
Bác sĩ khẳng định sẽ "không thực hiện ca phẫu thuật lấy sụn tai của người này để cấy ghép trực tiếp cho người kia vì có nguy cơ đào thải sụn ghép" - Ảnh: N.H

"Không thực hiện ca phẫu thuật lấy sụn tai của người này để cấy ghép trực tiếp cho người kia vì sẽ có nguy cơ đào thải sụn ghép. Nếu thực hiện thì cần có sự nghiên cứu xử lý sụn tai kỹ lưỡng trước khi ghép, bảo quản sụn trong dung dịch giữ tươi và điều kiện rất quan trọng là phải được cơ quan quản lý cho phép", Bác sĩ Hải cho biết.

Ông cũng đặc biệt nhấn mạnh thêm: "Việc lấy sụn ở tai sẽ gây nhiều hệ luỵ như huyết sụn ở tai , lấy nhiều sụn có thể gây biến dạng tai và không thể hồi phục".

Cách an toàn nhất là khi có nhu cầu nâng mũi, chúng ta cần nên đến các cơ sở y tế uy tín đã được cấp phép, đảm bảo tiêu đầy đủ các tiêu chuẩn y tế, y bác sĩ giỏi đã kinh nghiệm, có chứng chỉ hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ, tạo hình và vật liệu được sử dụng được sự cho phép của Bộ Y tế.

Ảnh: Tổng hợp

Theo dõi Yeah1 trên Yeah1 - Google news
Từ khóa: sụn tai   nâng mũi   bác sĩ  

Cùng chuyên mục