Bộ Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét đưa giáo viên mầm non vào nhóm ngành nghề nặng nhọc, độc hại.
Trong Diễn đàn người lao động năm 2023 vừa được tổ chức, ông Nguyễn Kim Sơn - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết Bộ Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét đưa giáo viên mầm non vào nhóm ngành nghề nặng nhọc, độc hại. Đề xuất này nhận được nhiều sự đồng tình của nhiều giáo viên mầm non đang công tác.
Theo chia sẻ từ các giáo viên mầm non, công việc của họ phải chịu nhiều áp lực trong môi trường làm việc đặc thù.
Giáo viên mầm non được đề xuất đưa vào nhóm ngành nghề nặng nhọc, độc hại (Ảnh Cổng thông tin điện tử Chính phủ)
Báo cáo từ Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết cả nước có khoảng 2.000 giáo viên mầm non, trên tổng số 1,6 triệu giáo viên. Đặc thù của công việc này là dạy trẻ nhỏ, vừa dạy vừa dỗ dành, chăm bẵm...môi trường làm việc nhiều tiếng ồn nên công việc căng thẳng, áp lực.
Tuy nhiên việc công nhận giáo viên mầm non là nghề nặng nhọc, độc hại vẫn còn nhiều điều thắc mắc. Giáo viên mầm non là ngành đặc thù, công việc vất vả nhưng không quá nặng nhọc.
Trước đó vào ngày 15/6, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư về Danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp, cao đẳng, áp dụng từ ngày 30/7. Trong đó có nhiều ngành nghề liên quan đến biểu diễn nghệ thuật, cụ thể:
Trình độ Trung cấp: Biểu diễn ca kịch Huế, dân ca, diễn viên kịch - điện ảnh, biểu diễn xiếc…
Trình độ Cao đẳng: Giáo viên huấn luyện xiếc, nghệ thuật biểu diễn dân ca, biểu diễn xiếc, diễn viên kịch - điện ảnh, diễn viên sân khấu kịch hát, diễn viên múa, thanh nhạc, chỉ huy âm nhạc...
Liệu giáo viên mầm non có nên được công nhận là ngành nghề nặng nhọc, độc hại? (Ảnh Báo Chính phủ)
Theo Quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được hưởng các quyền lợi khác so với nghề thông thường về nghỉ hàng năm; thời gian hưởng chế độ ốm đau; được hưởng phụ cấp hưởng phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Ngoài ra, nếu được coi là nghề nặng nhọc, nguy hiểm, giáo viên mầm non có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định.
Ảnh: Tổng hợp