Theo đó, Việt Nam hiện đang thu hút khá nhiều vốn đầu tư nước ngoài và được xem là tín hiệu khả quan cho nền kinh tế.
Hiện nay, cũng như nhiều quốc gia khác, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà dần hồi phục sau đại dịch Covid-19. Dự kiến đến cuối năm 2023, sau khi xuất khẩu bắt đầu phục hồi và các chính sách hỗ trợ của chính phủ phát huy tác dụng, nền kinh tế sẽ được phục hồi.
Trưởng phái đoàn phụ trách Việt Nam tại Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) - ông Paulo Medas nhận định, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn, Việt Nam vẫn được xem là điểm đến hấp dẫn của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và Việt Nam cũng đang có sự thể hiện tốt hơn hầu hết các quốc gia khác. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), cách đây hơn 30 năm, lượng vốn FDI vào Việt Nam chỉ xếp thứ 9/10 trong khối ASEAN và thứ 123/160 trên thế giới thì tính đến năm 2022, tức 34 năm sau, Việt Nam đã xếp thứ 3/10 trong khối ASEAN và thứ 28 trên thế giới.
Dựa vào điều này, có thể thấy xét trên quy mô toàn cầu thì Việt Nam đã xuất sắc nhảy vọt tới 95 bậc. Riêng năm 2023 này, chỉ trong tháng 7 vừa qua, đã có 94 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, trong đó Singapore dẫn đầu với 3,64 tỷ USD, tiếp theo là Hàn Quốc (2,34 tỷ USD) và Trung Quốc (2,33 tỷ USD).
Một trong những doanh nghiệp tiêu biểu phải kể đến là Tập đoàn Foxconn – hãng sản xuất thiết bị điện tử hàng đầu của Đài Loan (Trung Quốc) - nơi có 2 dự án mới vừa mới được đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn 250 triệu USD ( khoảng 5.800 tỷ đồng) được đặt tại Quảng Ninh. Trong đó 1 nhà máy sẽ sản xuất linh kiện xe điện (EV) và 1 nhà máy lắp ráp linh kiện điện tử. Foxconn cũng đang có thêm kế hoạch thành lập thành lập nhà máy ở tỉnh Nghệ An với vốn đầu tư ban đầu là 100 triệu USD.