Xác tàu Titanic đã được phát hiện từ lâu nhưng không nhà thám hiểm hay nhà khoa học nào trục vớt, liệu có bí ẩn nào đằng sau khiến họ không thể chạm vào.
Những ngày vừa qua, thông tin về vụ tàu lặn Titan mất tích khi thám hiểm khu vực xác tàu Titanic ngoài khơi bờ biển Canada vào ngày 18/6/2023 đang thu hút sự quan tâm của công chúng. Theo đó, trang New York Times cho biết Mỹ, Canada và nhiều quốc gia khác đang cố hết sức triển khai nhiều tàu cứu hộ đến khu vực tìm kiếm rộng lớn trên đại dương với hy vọng tìm thấy tàu Titan dài 6,4 mét.
Hiện, sự việc trên đang là chủ đề được cả thế giới bàn tán. Bên cạnh đó, nhiều người thắc mắc lý vì sao tàu Titanic chìm nhiều năm nhưng khi có công nghệ hiện đại lại không ai vớt xác tàu? Nếu trục vớt xác tàu lên bờ, đã không cần phải cho tàu lặn xuống thám hiểm để sự việc đáng tiếc kia diễn ra. Liệu xác tàu Titanic huyền thoại có bí ẩn không thể đụng vào?.
Dựa trên những ghi chép có liên quan, con tàu Titanic đã va trúng một tảng băng trôi vào ngày 14/4/1912. Mặc dù hơn 700 người đã được cứu vào thời điểm đó nhưng hơn 1.500 người đã bị chôn vùi dưới đáy biển. Sự việc từng chấn động cả thế giới trong một khoảng thời gian. Mãi đến những năm 1980 xác tàu Titanic mới được phát hiện nhờ công nghệ hiện đại. Nhiều nhà thám hiểm, nhà khoa học rất muốn trục vớt xác con tài này để giải mã về câu chuyện đằng sau nó. Tuy nhiên, nhiều năm sau đó các nhà khoa học cho biết họ thậm chí không thể chạm vào.
Liên quan đến vụ việc trên, lý do được các nhà khoa học đưa ra như sau:
Thứ nhất: Vị trí tàu "Titanic" chìm là ở Đại Tây Dương, xác của nó nhô ra 3.700 mét chuyện trục vớt xác tàu bất khả thi vì áp lực nước rất mạnh, và toàn bộ quá trình trục vớt không thể thực hiện được với công nghệ hiện tại.
Thứ hai: Vì ngâm nước biển nhiều năm toàn bộ thân tàu "Titanic" làm bằng kim loại đã bị ăn mòn. Rất nhiều vi khuẩn, chất độc hại còn sót lại trên xác con tàu "Titanic". Nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường biển của toàn bộ Đại Tây Dương nếu như cho tiến hành đụng vào con tàu.
Thứ ba: Các vi khuẩn gây rỉ sét trên phần lớn thân tàu cũng đã ăn mòn con tàu, làm suy yếu thêm cấu trúc. Nội thất của con tàu cũng ở trong tình trạng tồi tệ không kém với các boong bị sập hoàn toàn. Ngay cả khi đống đổ nát được trục vớt, nó sẽ bị oxy hóa do tiếp xúc với không khí, lập tức biến thành bụi, thậm chí trở thành phế thải, hoàn toàn mất đi giá trị nghiên cứu. Do đó, trước khi chưa có công nghệ trục vớt 100%, các nhà khoa học cũng khoog dám tùy tiện đụng vào.
Ảnh: Tổng hợp