Ít ai biết lộ trình đường bay của các máy bay thường không phải bay thẳng một mạch đến điểm đến mà thường phải bay vòng, lý do vì sao vậy?
Máy bay ngày càng trở thành phương tiện quen thuộc với nhiều người. Với những ai quan tâm về lộ trình bay của phương tiện này thì sẽ biết máy bay thường bay đường vòng để đến đích. Nhiều người thắc mắc vì sao phi công không bay thẳng để tiết kiệm thời gian và nguyên liệu thì dưới đây là nguyên nhân.
Trái đất vốn có cấu tạo theo dạng hình cầu, tự quay quanh trục của nó, nên theo các chuyên gia, phần xích đạo của Trái đất sẽ "phình ra". Do đó, chu vi hành tinh ở quanh xích đạo lớn hơn rất nhiều so với ở các vĩ độ cao hơn hoặc thấp hơn, thu hẹp dần về phía hai cực. Điều này có nghĩa, khoảng cách khi máy bay di chuyển về phía hai cực ngắn hơn so với bay thẳng theo xích đạo. Đó là lý do các chuyến bay từ Mỹ đến châu Á thường sẽ qua Alaska và Siberia thay vì bay theo đường thẳng, vừa rút ngắn thời gian di chuyển cho hành khách đến nơi nhanh hơn, vừa tiết kiệm nhiên liệu.
Về lộ trình bay, đường bay sẽ thường được vạch ra trước giờ khởi hành để chọn ra tuyến ngắn nhất và hiệu quả nhất. Máy bay có thể thay đổi đường bay trong suốt thời gian di chuyển, tùy theo thời tiết, gió và dòng khí quyển (hay dòng tia). Phi công còn phải lưu ý vấn đề nhiễu động không khí để làm thế nào điều khiển máy bay an toàn nhất. Nguyên nhân chính gây ra nhiễu động là hơi nóng bốc lên từ mặt đất. Nước tản nhiệt tốt hơn mặt đất nên không khí trên mặt nước ít nhiễu động hơn so với trên đất liền. Điều chính là nguyên nhân giải thích vì sao nhiều đường bay được thiết kế vòng qua biển, thay vì bay thẳng trên đất liền.
Về những chuyến bay dài trên thế giới, chuyến bay từ Singapore đến thành phố Newark, bang New Jersey, Mỹ là chuyến bay liên tục dài nhất thế giới từng được ghi nhận: Hành trình hơn 16.700 km kéo dài 18 tiếng 45 phút.