Theo đó, một số trường hợp khả năng sẽ được dùng CCCD để thay thế cho hộ chiếu khi di chuyển giúp tiện lợi hơn.
Theo quy định của Điều 20, Khoản 2 của Luật Căn cước công dân số 59/2014/QH13 ngày 20-11-2014 và Điều 20, Khoản 2 của Luật Căn cước số 26/2023/QH15 ngày 27-11-2023, có hiệu lực từ ngày 1-7-2024, thẻ căn cước có thể được sử dụng thay thế cho việc sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép. Tuy nhiên, cần lưu ý là đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chưa ký kết bất kỳ điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế nào về vấn đề này. Vậy nên bắt buộc người dân khi xuất nhập cảnh vẫn phải sử dụng hộ chiếu.
Theo thông tin từ phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các quốc gia thành viên trong ASEAN đang tiến hành nỗ lực thống nhất các loại giấy tờ. Cụ thể, ASEAN đang đề xuất việc không yêu cầu visa tương tự như cộng đồng châu Âu đã thực hiện. Điều này có nghĩa là khi ASEAN thống nhất về điều này, công dân Việt Nam có thể sử dụng thẻ căn cước để di chuyển trong khu vực ASEAN.
Căn cứ quy định tại Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 thì xuất cảnh là việc công dân Việt Nam ra khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam; còn nhập cảnh là việc công dân Việt Nam từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam.
Căn cứ Điều 6 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 thì giấy tờ xuất nhập cảnh bao gồm:
- Hộ chiếu ngoại giao;
- Hộ chiếu công vụ;
- Hộ chiếu phổ thông;
- Giấy thông hành (là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam để qua lại biên giới theo điều ước quốc tế giữa Việt Nam với nước có chung đường biên giới)
- Hộ chiếu có gắn chíp điện tử hoặc không gắn chíp điện tử cấp cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên. Hộ chiếu không gắn chíp điện tử được cấp cho công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi hoặc cấp theo thủ tục rút gọn.