Sau thảm họa năm 2011, 1,3 triệu nước nước thải hạt nhân đã được Nhật Bản xả thẳng vào đại dương kể từ ngày 24/8/2023 khiến nhiều quốc gia lân cận lo ngại.
Năm 2011, Nhật Bản từng hứng chịu thảm họa kép động đất và sóng thần gây thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng con người và tài sản. Trong đó, tỉnh Fukushima thuộc vùng Tohoku, cách thủ đô Tokyo khoảng 300 km về phía Bắc chịu thiệt hại nặng nề nhất. Đặc biệt khi ở Fukushima còn có sự tồn tại của nhà máy điện hạt nhân cũng chịu chung số phận tan hoang sau thảm họa,
Sau khi khắc phục hậu quả của thiên tai, Nhật Bản đã phải trữ tổng cộng 1,3 triệu tấn nước thải nhiễm chất phóng xạ sau khi nhà máy điện hạt nhân ở Fukushima bị phá hỏng. Suốt 13 năm qua, chính phủ Nhật Bản và các cơ quan chuyên môn đã không ngừng nghiên cứu giải pháp để xử lý 1,3 triệu tấn nước thải nguy hại này. Được biết, đây đều là nước được sử dụng để làm mát ba lõi nóng chảy trong lò phản ứng hạt nhân.
Ngày 22/8, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã tuyên bố về dự án xả nước thải hạt nhân từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển Thái Bình Dương, bắt đầu từ ngày 24/8/2023 nếu điều kiện tự nhiên cho phép.
Trước đó, tháng 7/2023, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAIE ) đã phê duyệt kế hoạch xả thải cho Nhật Bản. Tuy nhiên, động thái này vấp phải sự phản đối kịch liệt của các tổ chức bảo vệ môi trường, nhất là môi trường biển. Tổ chức Hòa bình Xanh (Greenpeace ) bày tỏ quan ngại về việc lựa chọn của chính phủ Nhật Bản có thể gây ra sai lầm nghiêm trọng cho môi trường biển trong những thập kỷ sắp tới. Nhất là khi các đại dương trên thế giới đang chịu nhiều áp lực do hậu quả của biến đổi khí hậu.
Theo Tepco - Công ty Điện lực Tokyo cho biết, 1,3 triệu tấn nước thải hạt nhân sẽ được xử lý an toàn và thải vào biển pha loãng, không gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên và sức khỏe con người. Dự kiến mỗi ngày có khoảng 500.000 lít nước thải được xả xuống đại dương.
Cụ thể, nước nhiễm chất phóng xạ được xử lý qua quy trình lọc tiên tiến gọi là ALPS, loại bỏ hầu hết các chất phóng xạ, ngoại trừ triti. Được biết, Tritium là hạt nhân phóng xạ tồn tại tự nhiên trong nước biển và có tác động phóng xã thấp. Nếu hít hoặc nuốt lượng tritium quá cao mới gây nguy hiểm cho sức khỏe của con người.
Tepco đã pha loãng nguồn nước này - gọi là quá trình triti hóa để giảm mức độ phóng xã xuống dưới 1.500 becquerels mỗi lít, thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn của quốc gia Thực tế, tritium vẫn được thải vào nguồn nước bởi các nhà máy điện hạt nhân khắp thế giới nhưng chưa có ghi nhận về ảnh hưởng nghiêm trọng của nó.
Chính phủ Nhật Bản cố gắng thuyết phục người dân tin vào mức độ an toàn của những thùng nước thải hạt nhân này khi xả vào môi trường biển. Tuy nhiên, nỗ lực đó vẫn chưa được đền đáp, người dân ở Fukushima đã biểu tình thời gian dài để phản đối quyết định xả thải của chính phủ.
Mở rộng hơn với các quốc gia khác, những nước láng giềng đều bày tỏ sự quan ngại với dự án xả thải nước nhiễm phóng xạ của Nhật Bản. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng: "Đại dương là tài sản của nhân loại, không phải là nơi Nhật Bản có thể tự do xả nước thải bị ô nhiễm".
Sau khi Nhật Bản xả nước thải ô nhiễm xuống biển vào ngày 24/8, Tổng Cục Hải quan Trung Quốc thông báo sẽ tạm ngừng nhập khẩu tất cả các loại thủy hải sản có xuất xứ từ Nhật Bản. Trước đó, phía Hồng Kông cũng ban lệnh cấm nhập khẩu thủy hải sản từ 10 công ty thủy hải sản của Nhật Bản.