Theo đó, tính từ biên giới giáp Lào ra biển, tỉnh hẹp nhất ở Việt Nam là tỉnh Quảng Bình. Tỉnh Quảng Bình có chiều ngang chỉ 40,3km, địa hình hẹp , dốc dần từ Tây sang Đông và có đến 85% diện tích tự nhiên là đồi núi.

Chắc hẳn, nhiều người cũng không lạ lẫm gì với bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan. Và địa danh Đèo Ngang đó chính là con đèo nằm ở ranh giới giữa xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh và xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình. Đèo Ngang nằm ở dãy Hoành Sơn, tiếp giáp với biển. Đây chính là một trong những cảnh đẹp nổi tiếng ở nước ta.

Bên cạnh đó, trong thời Trịnh Nguyễn phân tranh (giai đoạn từ 1570 - 1786), dòng sông Gianh của tỉnh Quảng Bình cũng được chọn làm ranh giới để phân chia giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài. Phía Bắc của sông Gianh chính là nhà Trịnh còn phía Nam là nhà Nguyễn, hai bên không được phép vượt qua phòng tuyến này, “nước sông không phạm nước giếng”.
Ngày nay, tỉnh Quảng Bình lại được mọi người biết đến khi nắm giữ nhiều kỷ lục trong các lĩnh vực về tự nhiên - xã hội. Cụ thể bao gồm:
1. Hệ thống hang động nhiều nhất được Hiệp hội hang động Hoàng gia Anh đánh giá có giá trị hàng đầu thế giới.
2. Nhiều hệ thống sông ngầm nhất gồm sông Chày, sông Troóc, sông Son,…

3. Hang động có vòm động rộng lớn nhất - Hang Sơn Đoòng
4. Hệ thống đường Hồ Chí Minh dài nhất 320km thuộc nhánh Đông và nhánh Tây
5. Suối nước khoáng lộ thiên có nhiệt độ cao nhất Việt Nam, lên đến 105 độ.
6. Đường bờ biển và dải cát dài nhất 116,04km , một bên giáp Trường Sơn, một bên giáp biển Đông.

7. Động khô dài nhất châu Á: Động Thiên Đường (31,4km nằm trong hệ thống hang Vòm). Trong động Thiên Đường lại có cầu gỗ dài nhất Việt Nam (gần 100m) và hệ thống thạch nhũ độc đáo nhất