24h
Yeah1 News

Thủ thuật "đánh kính" lừa người mua điện thoại cũ: Biết để tránh thiệt thòi

Thứ tư, 04/10/2023 | 15:03 (GMT+7)

Đây là thủ thuật được cho là cách để nhiều người bán điện thoại cũ "đánh lừa" khách hàng và có thể làm giảm chất lượng điện thoại nhanh chóng.

Hiện tượng những chiếc điện thoại cũ được "tút tát" để bán lại giá cao đã không còn xa lạ với nhiều người. Thông thường, những người chuyên bán điện thoại cũ sẽ có khá nhiều "thủ thuật" cho việc này, một trong số đó là đánh kính.

Theo đó, vào đầu tháng 8, anh V.D (Hà Nội) đã mua một chiếc iPhone 12 Pro tại cửa hàng chuyên kinh doanh điện thoại cũ. Người bán cho biết máy không trầy xước, các chức năng hoạt động tốt và chưa can thiệp phần cứng. Sau khi kiểm tra, Dương đồng ý với mức giá 13,3 triệu đồng kèm bảo hành 6 tháng. Thế nhưng chỉ vừa đến cuối tháng 9, khi mang máy tới cửa hàng gần nhà để thay tấm cường lực bị nứt do vô tình đánh rơi, thợ sửa chữa cho biết iPhone của anh có dấu hiệu bị "đánh kính".

Đánh kính có thể làm hết những vết trầy xước trên điện thoại.
Đánh kính có thể làm hết những vết trầy xước trên điện thoại.

Theo những người có kinh nghiệm, đây là thủ thuật dùng hóa chất dạng bột và máy chuyên dụng để mài màn hình, giúp loại bỏ vết xước, khiến mặt kính đẹp hơn nhưng trở nên mỏng và yếu đi. Vì vậy, thợ khuyên anh sử dụng thận trọng, tránh làm rơi hoặc chèn ép máy: Liên hệ với bên bán, Dương được đề nghị đổi máy mới. "Họ nói không biết máy bị đánh kính và cho rằng chủ cũ của điện thoại đã làm việc này trước khi bán lại cho cửa hàng", anh cho biết.

Được biết "chiêu" đánh kính đã xuất hiện tại Việt Nam từ nhiều năm. Trước đây, thợ phải thao tác thủ công nên màn hình thường mỏng ở giữa và dày hơn ở viền ngoài, dễ bị người mua phát hiện. Tuy nhiên, khoảng hơn một năm trở lại đây, sau khi chuyển sang mài bằng máy chuyên dụng, việc phân biệt màn hình nguyên bản và loại đã can thiệp trở nên khó khăn hơn.

Khi mua điện thoại cũ cần lưu ý vấn đề này (ảnh minh họa)
Khi mua điện thoại cũ cần lưu ý vấn đề này (ảnh minh họa)

Theo Vnexpress, một số người có kinh nghiệm chỉ ra chỉ cần bỏ thêm 200.000-300.000 đồng, bên bán có thể làm mới mặt kính và nâng giá điện thoại cũ lên hàng triệu đồng. Ngoài ra, một số cửa hàng áp dụng kỹ thuật tương tự để xóa vết cấn, móp ở mặt lưng và cạnh bên của điện thoại, từ đó giúp thiết bị trông mới hơn và bán giá cao cho người tiêu dùng.

Theo dõi Yeah1 trên Yeah1 - Google news

Cùng chuyên mục