24h
Yeah1 News

Thanh niên trộm thùng tiền công đức ở chùa, khai nhận do "thấy Phật làm dấu ok"?

Thứ tư, 19/07/2023 | 09:57 (GMT+7)

Thanh niên này khi bị bắt thì cho biết mình không trộm mà chỉ "mượn tạm" và vì thấy "Phật đã làm dấu ok đồng ý" nên mới mang thùng tiền công đức đi.

Những vụ trộm tiền công đức hay tài sản trong chùa đã không ít lần xảy ra. Đa phần các đối tượng đều lợi dụng việc chùa là địa điểm tâm linh, thanh tịnh, ít người quan sát và để ý đến những hành vi trộm cắp nên đã âm thầm thực hiện việc chiếm đoạt tài sản, lấy đi nhiều tài sản trong chùa hoặc thùng tiền công đức - thường được đặt ngay trước tượng Phật ở chánh điện của các ngôi chùa.

Những thùng tiền công đức ở chùa (ảnh minh họa).
Những thùng tiền công đức ở chùa (ảnh minh họa).

Nhưng trường hợp của một thanh niên dưới đây thì đúng là ngoại lệ vì khi bị bắt, thanh niên này "chày cối" nói rằng mình không trộm mà chỉ mượn tạm và đã thấy "tín hiệu đồng ý" của Phật nên mới mang thùng tiền đi.  Trang Jimu News đưa tin, những hình ảnh do camera quan sát ghi lại ở một ngôi chùa tại tỉnh Giang Tây, Trung Quốc cho thấy có một người đàn ông vào đây cầu khấn rồi lấy tiền trong thùng tiền công đức sau khi lén lút nhìn vào đó nhiều lần.

Hình ảnh thanh niên lấy trộm thùng tiền công đức ở chùa do camera ghi lại.
Hình ảnh thanh niên lấy trộm thùng tiền công đức ở chùa do camera ghi lại.

cảnh sát ở tỉnh Giang Tây nhanh chóng bắt được thủ phạm vì thực ra, họ đã theo dõi một thời gian do nhận được báo cáo từ người dân là đã mất tiền mấy lần trong thùng tiền công đức ở ngôi chùa này. Theo thông tin từ cảnh sát, thủ phạm tên là Ye Mou, là một người ở làng gần đó. Khi bị cảnh sát chất vấn, người này cho biết mình không có ý định trộm mà chỉ "mượn tiền". Ye Mou nói rằng mình cũng đã khấn với tượng Phật ở đó vì nhìn thấy dấu hiệu “Ok” nên mới mang thùng tiền đi.

Dấu hiệu 'Ok' của tượng Phật mà đối tượng này đề cập (ảnh minh họa).
Dấu hiệu "Ok" của tượng Phật mà đối tượng này đề cập (ảnh minh họa).

Cảnh sát xong đó xác nhận dấu hiệu Ok mà thanh niên này nói đến là một hình dáng tay bắt ấn của tượng Phật. Cách bắt ấn này rất phổ biến trong văn hóa Phật giáo, ngón trỏ và ngón cái chạm vào nhau tạo thành vòng tròn và vô tình rất giống biểu tượng "Ok" - thay cho "đồng ý" mà nhiều người sử dụng hiện nay.

Kiểu bắt ấn phổ biến trong Phật giáo (ảnh minh họa)
Kiểu bắt ấn phổ biến trong Phật giáo (ảnh minh họa)

Cuối cùng, dù Ye có kiểu lý giải độc nhất vô nhị thì phạm tội vẫn là phạm tội. Vì hành vi ăn trộm tài sản của người khác, Ye bị tạm giữ 12 ngày sau đó mới được trả tự do và tất nhiên phải hoàn trả lại thùng tiền công đức cho chùa.

Ảnh: tổng hợp

Theo dõi Yeah1 trên Yeah1 - Google news

Cùng chuyên mục