Tại sao người Huế xưa không đặt tên con gái là Hoa?

Để đặt tên cho con, người Việt căn cứ vào nhiều quy tắc khác nhau tránh chọn tên kỵ húy hoặc không tốt lành. Người Huế xưa có một bộ quy tắc riêng về chuyện này!

Để đặt tên cho trẻ, người lớn thường căn cứ vào ý nghĩa của từng từ để chọn ra cái tên tốt lành, giúp con phát triển hưng vượng. Tuy nhiên, có một số nguyên tắc khi đặt tên cho trẻ mà người Việt xưa nay nói chung và người Huế nói riêng kiêng kị như đặt tên con trùng tên người thân trong gia phả, đặt tên trùng tên vua chúa... Mục đích của việc kiêng cử này nhằm tránh cho cuộc đời của đứa trẻ long đong, lận đận hoặc gặp chuyện không may mắn.

Người Huế xưa làm lễ tạ ơn trước khi đặt tên

Tục lệ kiêng húy của người Việt Nam từ xưa đã bị ảnh hưởng từ dân gian thời kỳ Bắc thuộc (Trung Quốc). Nhưng quy định về việc kiêng húy thì bắt đầu xuất hiện từ thời nhà Trần. Những hình thức kiêng húy thường được nhắc đến như kiêng dùng các chữ húy để viết văn bản, đặt tên đất, tên người, kiêng âm khi đọc và nói.

Theo thông tục ở Huế, sau khi sinh con đủ 100 ngày, cha mẹ sẽ làm lễ tạ ơn "mười hai bà mụ" cho đứa trẻ và chính thức đặt tên cho chúng. Ở một số địa phương, người dân còn sắm sửa đồ cúng như cơi trầu, rượu, hương hoa, lễ vật đến nhà thờ họ yết cáo tổ tiên và ghi tên con vào gia phả như một sự công nhận của ông bà.

Người Huế xưa thường kiêng húy khi đặt tên
Người Huế xưa thường kiêng húy khi đặt tên

Khi tên của con được ghi vào sổ, chú bác trong họ sẽ đối chiếu để xem có trùng tên với vị tổ tiên hay ông bà cô bác trong nội thân hay không. Nếu trùng tên thì đứa trẻ ấy phải đổi tên khác. Ở những vùng nông thôn, người dân thường biếu trầu rượu cho những người có uy vọng của làng, tộc để nhờ họ đặt tên. Điều này thể hiện sự biết ơn của gia đình với trưởng bối, cũng là sự bảo bọc của trưởng bối dành cho đứa trẻ.

Nếu tên của trẻ trùng với tên của các bậc trưởng bối thì sẽ được thay đổi bằng cách đọc tránh đi (hay còn gọi là đọc chạy) như Hà Đông thành Hà Đương, Hồng gọi Hường, Hoa gọi là Huê, Xuân gọi là Xoan, quả bưởi gọi là quả bòng, thịt đông gọi là thịt đặc...

Đến đầu thế kỷ XX, việc kiêng húy vẫn là tập tục được nhiều người chú trọng. Hiện tại, ở nhiều làng quê Việt vẫn còn tồn tại quan điểm con dâu con rể kiêng kỵ những tên quan trọng bên vợ và bên chồng nếu không sẽ mất chồng hoặc phải nghe lời trách cứ nặng nề. Ở trong Nam, để bày tỏ lòng tôn kính với người chết, người ta không gọi tên thật mà gọi tên hèm (tên cúng cơm) hoặc tên thụy để khấn vái.

Kiêng kỵ tên của hoàng tộc

Một điều đặc biệt chính là người xưa thường né tránh bị trùng tên với vua chúa, hoàng hậu hoặc những người trong hoàng tộc. Trong những thời kỳ nhất định, việc dân thường phạm húy tên của bề trên còn bị trị tội hoặc bị khiển trách, nặng hơn là phạt theo luật. Kể từ triều Trần, khi tân hoàng đăng cơ sẽ công bố những chữ húy để người dân biết mà tránh.

Theo thời gian, những quy tắc về việc kiêng kỵ khi đặt tên cũng thưa dần
Theo thời gian, những quy tắc về việc kiêng kỵ khi đặt tên cũng thưa dần

Thời nhà Nguyễn, lệnh kiêng húy được ban hành nhiều nhất. Trong giai đoạn vua Gia Long trị vì đã có 2 lần ban hành, vua Minh Mạng ban hành 5 lần, vua Thiệu Trị ban hành 8 lần, vua Tự Đức ban hành 4 lần. Chữ húy bao gồm tên vua, tên hoàng hậu, tên cha mẹ, ông bà của vua và một số người thân thích trong hoàng tộc.

Sách Đại Nam thực lục chính biên chép: Năm Gia Long thứ 2 (1803), nhà vua đã "sai bộ Lễ kính gửi chữ húy cho khắp trong ngoài. Phàm tên người, tên đất giống chữ thì phải đổi đi, hành văn thì tùy theo ý nghĩa mà đổi sang chữ khác".

Ngoài ra, luật lệ kiêng húy ngoài chữ viết còn kiêng âm. Khi nói hoặc đọc các âm thì phải tránh thành chữ khác, khi đặt tên tên đất, tên người không được trùng với âm húy , nếu đặt rồi thì phải đổi tên khác. Minh chứng như người thành lập triều Nguyễn là Nguyễn Phúc Ánh, thế nhưng trong gia phả ghi tên của Nguyễn Phúc Ánh là Anh. Vì thế trong dòng họ đều kiêng và đọc trại chữ Anh thành chữ Yên.

Ở Huế hiếm có người tên Hoa, nhất là thời xưa vì kỵ tên với người trong hoàng tộc (Ảnh minh họa)
Ở Huế hiếm có người tên Hoa, nhất là thời xưa vì kỵ tên với người trong hoàng tộc (Ảnh minh họa)

Ngày nay, ở chợ Đông Ba nổi tiếng cố đô Huế vốn có tên thật là chợ Đông Hoa, cửa Đông Ba ngày xưa cũng được gọi là cửa Đông Hoa. Nhưng vì tránh phạm húy nên người Huế phải gọi trệch thành Đông Ba, chữ Hoa trùng tên của bà Hồ Thị Hoa - vợ vua Minh Mạng, người được phong Tá Thiên Nhân Hoàng Hậu. Vì thế ở Huế hoặc những vùng lân cận, những cô gái tên Hoa đều được đặt thành Huê, Hồng thành Hường...

Ảnh: Tổng hợp

Tin tức mới nhất

Công an vào cuộc vụ thợ trang điểm bị bắt cởi đồ vì nghi lấy 20 triệu, gia đình chú rể lên phường
Tin tức

Công an vào cuộc vụ thợ trang điểm bị bắt cởi đồ vì nghi lấy 20 triệu, gia đình chú rể lên phường

Do nghi ngờ hai cô gái trang điểm lấy 20 triệu đồng, người nhà chủ rể đã lục soát vali và yêu cầu họ cởi đồ để kiểm tra.

7 giờ trước
Xót xa vụ 5 học sinh mất tích trên sông Hồng: Cát sụt khiến các em hoảng loạn, rồi kéo nhau xuống
Tin tức

Xót xa vụ 5 học sinh mất tích trên sông Hồng: Cát sụt khiến các em hoảng loạn, rồi kéo nhau xuống

3 ngày trước
Hội chợ triển lãm Doanh nghiệp Hàn – Việt 2024 thu hút hàng trăm doanh nghiệp tham quan giao lưu
Tin tức

Hội chợ triển lãm Doanh nghiệp Hàn – Việt 2024 thu hút hàng trăm doanh nghiệp tham quan giao lưu

5 ngày trước
Bão Manyi đã vào Biển Đông, diễn biến khó lường
Tin tức

Bão Manyi đã vào Biển Đông, diễn biến khó lường

6 ngày trước
Siêu bão Man-yi giật trên cấp 17, thời điểm nào sẽ đi vào biển Đông?
Tin tức

Siêu bão Man-yi giật trên cấp 17, thời điểm nào sẽ đi vào biển Đông?

7 ngày trước
Dự báo bất ngờ về hướng đi của hai cơn bão gần Biển Đông
Tin tức

Dự báo bất ngờ về hướng đi của hai cơn bão gần Biển Đông

2 tuần trước
Chia sẻ của nhà vô địch thế giới người Việt đầu tiên tại giải đấu Red Bull Dance Your Style
Tin tức

Chia sẻ của nhà vô địch thế giới người Việt đầu tiên tại giải đấu Red Bull Dance Your Style

2 tuần trước
Đón con đi học về, người phụ nữ va chạm với xe container thiệt mạng: Người chồng thất thần ngồi bên cạnh vợ
Tin tức

Đón con đi học về, người phụ nữ va chạm với xe container thiệt mạng: Người chồng thất thần ngồi bên cạnh vợ

2 tuần trước
Bộ Công an cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới, người mua hàng tuyệt đối không làm theo yêu cầu này của shipper
Tin tức

Bộ Công an cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới, người mua hàng tuyệt đối không làm theo yêu cầu này của shipper

2 tuần trước
Đêm nay, bão số 8 sẽ đi vào Biển Đông
Tin tức

Đêm nay, bão số 8 sẽ đi vào Biển Đông

2 tuần trước
Bão số 7 bất ngờ mạnh trở lại với cường độ cấp 14-15, giật trên cấp 17
Tin tức

Bão số 7 bất ngờ mạnh trở lại với cường độ cấp 14-15, giật trên cấp 17

2 tuần trước
Chính thức: Công bố ngày mở bán vé, địa điểm tổ chức Concert 2 “Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai 2024'
Tin tức

Chính thức: Công bố ngày mở bán vé, địa điểm tổ chức Concert 2 “Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai 2024"

3 tuần trước
Cảnh tượng đau lòng trong đám tang người mẹ chở con gái đi học về va chạm với xe bồn thiệt mạng ở TP.HCM
Tin tức

Cảnh tượng đau lòng trong đám tang người mẹ chở con gái đi học về va chạm với xe bồn thiệt mạng ở TP.HCM

3 tuần trước
Bão số 7 duy trì cấp 14, giật cấp 17, hướng về vùng biển Quảng Trị - Quảng Ngãi
Tin tức

Bão số 7 duy trì cấp 14, giật cấp 17, hướng về vùng biển Quảng Trị - Quảng Ngãi

3 tuần trước
Học sinh và người dân Vũng Tàu cầm hoa trắng đứng bên đường đưa tiễn 2 chị em qua đời trong vụ cháy nhà
Tin tức

Học sinh và người dân Vũng Tàu cầm hoa trắng đứng bên đường đưa tiễn 2 chị em qua đời trong vụ cháy nhà

3 tuần trước