Trong khoảng thời gian lênh đênh trên biển, các thủy thủ sẽ không tránh khỏi những cơn đói vì thiếu lương thực. Dù vậy nhưng tại sao họ vẫn sẽ không ăn cá được bắt lên từ dưới biển?
Khác với sự tiện nghi trên các du thuyền sang trọng ngày nay, cuộc sống của các thủy thủ ngày xưa thật sự rất khó khăn và có nhiều bất tiện. Những sự thật phũ phàng có thể sẽ khiến nhiều người "vỡ mộng" khi cho rằng việc trở thành thủy thủ ngày xưa là rất oai.
Theo đó, trong suốt chuyến đi kéo dài nhiều tháng liền, họ sẽ chỉ có duy nhất một bộ quần áo và thậm chí là không bao giờ giặt. Bởi các thủy thủ cho rằng bụi bẩn và dầu mỡ sẽ giúp bảo vệ họ khỏi gió và mưa.
Cuộc sống của các thủy thủ ngày xưa rất khó khăn và nguy hiểm
Bên cạnh đó, những chiếc thuyền ngày xưa không có nhiều diện tích và không gian rộng rãi, nên các thủy thủ thường phải nhồi nhét nhau cùng ngủ trên boong tàu. Nơi này nhỏ đến mức họ gần như không thể di chuyển nên cơ thể thường sẽ trong tư thế khó chịu. Chưa kể, đôi khi sẽ có những chú chuột "không mời mà đến" phá đi giấc ngủ của họ.
Để trở thành một thủy thủ, yêu cầu đầu tiên là họ phải có đủ sức khỏe. Bởi việc sống trên biển trong thời gian dài đồng nghĩa với việc họ phải chống chọi được với thời tiết khắc nghiệt. Dù là mùa nào thì khi sống trên biển, họ cũng phải trải qua cái lạnh thấu xương, nếu không có một cơ thể khỏe mạnh thì sẽ khó trụ được.
Điều kiện sống trên tàu rất khó khăn, đòi hỏi thủy thủ phải có sức khỏe tốt
Khi ra khơi, các thủy thủ sẽ phải chuẩn bị các loại lương thực cần thiết cho chuyến đi của mình. Nhưng vì thời xưa không có tủ lạnh hay nhiều phương pháp bảo quản thức ăn như hiện nay, nên các thủy thủ ngày xưa không có nhiều lựa chọn về lương thực.
Một trong những lựa chọn thực phẩm phổ biến nhất trên tàu là thịt muối. Hoặc một loại bánh quy có tên là “hardtack ” dai nhách. Chúng giống như gạch và cách duy nhất để ăn chúng là làm mềm chúng bằng nước. Tuy nhiên, những loại bánh này vẫn rất khó để giữ được sự khô ráo khi đang trên biển. Lúc đó chúng sẽ bị nhiễm những con bọ sẽ để lại những lỗ nhỏ phía sau.
Loại lương thực mà các thủy thủ có thể mang theo vừa khố vừa cứng
Vậy khi các thủy thủ hết lương thực, họ sẽ làm thế nào? Đặc biệt là khi những chuyễn đi phải kéo dài hơn dự kiến vì vấn đề thời tiết hoặc sự cố nào đó, thức ăn để di trùy có lẽ là mối quan tâm hàng đầu của họ.
Nhiều người cho rằng họ có thể thả lưới xuống biển và bắt một số cá. Nhưng nhiều thuyền trưởng đã đề cập đến điều này trong nhật ký của họ, rằng các thủy thủ đã không ăn cá ngay cả khi đối mặt với nạn đói. Nguyên nhân không phải là vì họ không thể câu được cá, thậm chí chỉ cần thả lưới thì nhiều loại cá khác nhau sẽ bị mắc vào lưới của họ. Nhưng rồi họ phải ném tất cả trở lại biển.
Dù có bắt được cá, các thủy thủ vẫn sẽ ném chúng lại xuống biển chứ không dám ăn
Theo những gì nhà thám hiểm Antonio Pigafetta đã đề cập trong nhật ký của mình, thủy thủ đoàn trên tàu của ông đã đánh bắt được một lượng cá không thể tin được, nhưng họ không ăn bất kỳ con nào. Ngoài ra, ông cũng từng đề cập rằng 40 thủy thủ đã thiệt mạng. Các thủy thủ nghĩ rằng nhiều loại cá ngoài khơi sẽ có độc nên họ có xu hướng chỉ ăn những loài cá mà họ biết. Nhưng thực tế, ngay cả một con cá ngừ được nấu chín kỹ cũng có thể gây độc tố.
Để kiểm tra cá, các thủy thủ Tây Ban Nha sẽ đặt những đồng xu bạc lên chúng. Nếu bạc đổi màu, họ coi những con cá đó là độc nên không ăn được và ném chúng xuống biển. Các thủy thủ khác sẽ đặt con cá mà họ bắt được trên boong và quan sát xem ruồi hoặc côn trùng khác có đến ăn thịt nó hay không. Nếu chúng không đáp xuống con cá, thì điều này có nghĩa là nó có độc. Nhưng nếu côn trùng đến, họ coi nó là an toàn để ăn.
Nhiều loại cá khác nhau đã bị mắc vào lưới của họ, nhưng họ phải ném tất cả trở lại biển.
Vấn đề ăn cá đánh bắt ngoài khơi đã có từ thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên, nhưng lúc đó họ không thể chứng minh rằng cá có độc. Cho đến thế kỷ 19. Năm 1886, một bác sĩ người Cuba cuối cùng đã phát hiện ra rằng một số loài cá có chứa chất độc trong mô và cơ của chúng - mặc dù chúng được coi là giống ăn an toàn.
Loại chất độc đó là thứ được tìm thấy trong sinh vật phù du mà các loại cá đã ăn được. Các chất độc này sẽ được lưu trữ bên trong cơ thể của các loài cá, khi chúng lớn lên thì tỷ lệ chất độc cũng tăng theo. Đây là thứ không mất đi cho dù người ta nấu cá bao lâu.
Một số loài cá có thể ăn sinh vật phù du này mà không bị ảnh hưởng, nhưng chất đọc sẽ tồn tại trong cư thể chúng