Nhiều người dân nơi này còn phải bỏ xứ ra đi vì không thể sống tiếp trong sự thấp thỏm lo sợ bị "sét đánh".
Câu chuyện về một ngôi làng kỳ bí ở Việt Nam bị sét đánh liên tục trong nhiều năm, thậm chí có năm bị sét đánh đến 15 lần đã khiến nhiều người vừa hoang mang vừa tò mò. Có người còn gọi ngôi làng này là ngôi làng "trời đánh" nhưng sự thật phía sau thế nào?
Ngôi làng bí ẩn này nằm ở thôn Ra Manh (xã Sơn Long, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi). Đây vốn là một nơi hẻo lánh, xung quanh 4 phía toàn là núi rừng nên đời sống người dân vô cùng khó khăn. Theo thống kê, nơi đây có 17 hộ dân với 73 nhân khẩu, gắn bó với công việc làm nương dẫy để sinh sống.
Điều đáng nói là người dân nơi này lại thường xuyên đối mặt với cảnh "thiên lôi" khi bị sét đánh. Những người dân lân cận hay cả chính người trong ngôi làng cũng không hiểu nguyên nhân và rất hoang mang khi bị sét đánh có lúc 15 lần trong suốt 1 năm.
Nhiều gia súc, gia cầm bị chết, đôi khi sét còn đánh trúng người, nhà cửa gây thiệt hại về người và tài sản. Nhiều người ở khu dân cư Long Vót bị sét đánh trúng suýt tử vong. Cũng vì tình trạng này mà các hộ dân đã bàn nhau quyết định bỏ làng đến nơi khác dựng nhà sinh sống. Sau đó họ di chuyển và dựng nhà ở giáp ranh thôn Mang Nách (xã Ngọc Tem, huyện KonPlong, tỉnh Kon Tum) cách xa làng cũ. Gia đình có điều kiện dựng lại căn nhà sàn nhỏ. Một số hộ quá khó khăn không để dọn đi nơi khác thì phải che lều tạm sinh sống.
Chính vì hiện tượng lạ này mà có rất nhiều lời đồn đoán xung quanh ngôi làng kỳ bí này. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng có thể lý giải do làng nằm ở khu vực hẻo lánh nên khó đảm bảo an toàn trong những lúc mưa giông và sấm chớp. Về việc sét đánh nhiều lần, các chuyên gia cho rằng, việc này liên quan đến tình trạng biến đổi khí hậu, chặt phá rừng phòng hộ và dân số ngày một tăng lên.
Khoảng 70% các trận mưa lớn kèm sấm sét nguy hiểm xảy ra ở cùng nhiệt đới, nơi đối lưu không khí là lớn nhất. Sét đánh là hiện tượng hai đám mây tích điện trái dấu nằm gần nhau có thể tạo ra hiệu điện thế lên đến 126 triệu vôn. Giữa hai đám mây này có một đường dẫn, hiểu tương tự như cáp dẫn điện bằng không khí. Tia sét sẽ phóng ra từ đám mây và đi qua đường dẫn này và đánh thẳng xuống phía dưới.
Ảnh: tổng hợp