24h
Yeah1 News

Sau 1 đêm mưa lớn, phát hiện 2 dấu chân hổ ở Sơn La to như bát ăn cơm, chính quyền cảnh báo

Thứ bảy, 10/06/2023 | 08:08 (GMT+7)

Chính quyền địa phương đã đề nghị người dân không được di chuyển, qua lại, xua đuổi, sử dụng vũ khí, làm tác động đến 2 cá thể hổ.

Vào ngày 9/6/2023, UBND xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La thông báo nhận được tin báo từ người dân bản Pả Phang 1 về việc phát hiện 2 cá thể hổ tại khu vực rừng thuộc bản Pú Phang1, bản Tát Ngoãng, Piêng. Dựa vào hình ảnh ghi nhận được, có thể thấy dấu chân của 2 cá thể hổ có kích thước khá lớn. 

Sau 1 đêm mưa lớn, phát hiện 2 dấu chân hổ ở Sơn La to như bát ăn cơm, chính quyền cảnh báo - ảnh 1

Dấu vết cá thể hổ được người dân phát hiện

Để đảm bảo an toàn cho người dân và đàn vật nuôi, UBND xã Chiềng Hắc đã chỉ đạo Ban quản lý các bản Tát Ngoãng , bản Pả Phang 1, bản Piềng Lản và các bản lân cận khu vực có 2 cá thể hỗ trú ngụ tuyên truyền người dân không được di chuyển, qua lại, xua đuổi, sử dụng vũ khí, tránh làm tác động đến 2 cả thể hổ nói trên, làm ảnh hưởng đến công tác theo dõi của cơ quan có thẩm quyền.

Đồng thời, đại diện UBND xã Chiềng Hắc cũng tuyên truyền người dân nên di dời gia súc, gia cầm đến nơi an toàn, tránh tác động xấu từ 2 cá thể hổ nói trên gây thiệt hại cho nhân dân.

Sau 1 đêm mưa lớn, phát hiện 2 dấu chân hổ ở Sơn La to như bát ăn cơm, chính quyền cảnh báo - ảnh 2

Chính quyền địa phương cảnh báo người dân cẩn thận, không nên ra đường

Khi biết thông tin về 2 cá thể hổ nói trên, người dân liên hệ ngay cho UBND xã để phối hợp.

Thông tin này khiến nhiều người dân cảm thấy hoang mang, không biết bằng cách nào mà những cá thể hổ này lại xuất hiện như vậy. Không ít người cũng bày tỏ lo lắng, mong rằng người dân được bình an, đồng thời cũng hy vọng những chú hổ này sẽ được an toàn đưa về rừng. 

Nhiều tài liệu ghi nhận rằng từ thập niên 60 của thế kỷ XX trở về trước, hổ phân bố trải rộng ở khắp các vùng rừng núi, bao gồm cả vùng trung du và hải đảo. Những nơi nổi tiếng có nhiều hổ như Ba Chẽ (Quảng Ninh), Quản Bạ (Hà Giang), Dốc Cun (Hòa Bình), Mường Nhé (Lai Châu), Ba Rền, U Bò, Trúc (Quảng Bình), Ba Tơ (Quảng Ngãi), Phú Yên, Khánh Hòa, K'Bang (Gia Lai), Sa Thầy (Kon Tum)...

Tuy nhiên, nhiều năm gần đây, loài hổ đã dần biến mất trong môi trường tự nhiên ở Việt Nam. Nguyên nhân lớn bắt nguồn từ nạn khai thác gỗ bất hợp pháp, đốt rừng để phát triển nông nghiệp, kết hợp với săn bắn trái phép đã khiến hổ mất môi trường sống nghiêm trọng. 

Sau 1 đêm mưa lớn, phát hiện 2 dấu chân hổ ở Sơn La to như bát ăn cơm, chính quyền cảnh báo - ảnh 3

Loài hổ đang dần tiệt chủng tại Việt Nam

Theo số liệu của tổ chức WWF vào năm 2016, Việt Nam có khoảng 5 cá thể hổ trong môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, con số này chỉ mang tính chất dự đoán, vì vào thời điểm đó đã không còn bất cứ ghi nhận hình ảnh nào về loài hổ xuất hiện trong tự nhiên ở Việt Nam. Nhiều tư liệu cho thấy, bức ảnh cuối cùng về loài hổ được ghi nhận ngoài tự nhiên ở Việt Nam đã từ năm 1998, tại Vườn Quốc Gia Pù Mát (Nghệ An).

Như vậy, loài hổ đã "biến mất" khỏi "dải đất chữ S" trong 24 năm. Điều này khiến nhiều người cho rằng loài hổ đã thực sự tuyệt chủng, và không còn sinh sống ở môi trường hoang dã của Việt Nam. 

Trên thế giới, số lượng loài hổ còn lại trong môi trường tự nhiên cũng vô cùng thấp. Một thống kê vào tháng 11/2021 cho biết chỉ còn 3.900 con hổ hoang dã trong tự nhiên trên toàn thế giới. Đông Nam Á là khu vực hổ tập trung đông nhất, bao gồm các quốc gia như Indonesia (670 cá thể), Thái Lan (221 cá thể), Malaysia (200 cá thể).

Điều này khiến nhiều người đặt ra câu hỏi, phải chăng hoạt động nuôi hổ ở Việt Nam vẫn còn nhiều mặt trái?Tại một số trang trại đơn lẻ, hổ được nuôi nhốt và không hề đóng góp cho quá trình bảo vệ, cũng như duy trì giống nòi. Bởi các cá thể hổ khi được nuôi nhốt sẽ hoàn toàn mất đi bản năng hoang dã, tập tính săn mồi, và đặc biệt là quá quen với con người.

Sau 1 đêm mưa lớn, phát hiện 2 dấu chân hổ ở Sơn La to như bát ăn cơm, chính quyền cảnh báo - ảnh 4

Phải chăng hoạt động nuôi hổ ở Việt Nam vẫn còn nhiều mặt trái?

Theo các chuyên gia, Việt Nam cần sớm ban hành một chính sách chuyên biệt với hoạt động nuôi nhốt hổ. trong đó sẽ có quy định kiểm soát sinh sản đối với hoạt động nuôi nhốt nhằm đảm bảo duy trì số lượng hổ chỉ ở mức hỗ trợ cho công tác bảo tồn.

Bên cạnh đó, cũng cần xây dựng các cơ chế giám sát để đảm bảo các cơ sở không tham gia vào bất kỳ hoạt động buôn bán động vật hoang dã trái phép nào.

Theo dõi Yeah1 trên Yeah1 - Google news

Cùng chuyên mục