Sắp xếp, sáp nhập huyện, xã: Tỉnh thành nào nhiều nhất?

Hiện nay, nhiều tỉnh thành đã đưa ra phương án sắp xếp, sáp nhập huyện, xã trong đó nơi có số đơn vị hành chính cấp huyện, xã phải sắp xếp, sáp nhập nhiều nhất cả nước là Hà Nội và TP.HCM.

Theo đó, trong tham luận gửi đến hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023 - 2030, nhiều tỉnh thành đã báo cáo phương án bước đầu về số đơn vị hành chính thuộc diện sáp nhập.

Cụ thể như sau:

Tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành việc rà soát, xác định các đơn vị hành chính thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Theo đó, toàn tỉnh có 269 xã, phường, thị trấn chưa đảm bảo tiêu chuẩn trong đó giai đoạn 2023 - 2025 có 148 đơn vị và giai đoạn 2025 - 2030 có 121 đơn vị.

Tỉnh Quảng Ninh có 12 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025 và 4 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện khuyến khích. Bên cạnh đó, có huyện Cô Tô và huyện Vân Đồn thuộc trường hợp không bắt buộc sắp xếp, được đưa vào diện khuyến khích.

Tỉnh Quảng Ninh có 12 xã thuộc diện sắp xếp và 4 xã thuộc diện khuyến khích
Tỉnh Quảng Ninh có 12 xã thuộc diện sắp xếp và 4 xã thuộc diện khuyến khích

Tỉnh Hà Tĩnh có 43 đơn vị hành chính thuộc diện phải sắp xếp gồm 1 đơn vị hành chính cấp huyện và 42 đơn vị hành chính cấp xã.

Tỉnh Lào Cai có 2 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện phải sắp xếp gồm xã Tà Chải và thị trấn Bắc Hà (huyện Bắc Hà).

Tỉnh Hòa Bình có 1 huyện có đồng thời cả 2 tiêu chuẩn diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70% quy định và 13 xã có đồng thời cả 2 tiêu chuẩn diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70% quy định thuộc diện sắp xếp.

Tỉnh Nam Định có 1 đơn vị hành chính cấp huyện là huyện Mỹ Lộc và 76 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện cần phải sắp xếp, sáp nhập. Trong đó, huyện Mỹ Lộc có 4 đơn vị, huyện Vụ Bản có 4 đơn vị, huyện Ý Yên có 5 đơn vị, huyện Nam Trực có 4 đơn vị, huyện Trực Ninh có 8 đơn vị, huyện Xuân Trường có 12 đơn vị, huyện Giao Thủy có 4 đơn vị, huyện Nghĩa Hưng có 3 đơn vị, huyện Hải Hậu có 13 đơn vị và thành phố Nam Định có 19 đơn vị. 

Bước sang giai đoạn 2026 - 2030, tỉnh này tiếp tục có 1 huyện là huyện Xuân Trường và 94 xã thuộc diện sắp xếp. Bao gồm: huyện Mỹ Lộc có 6 đơn vị; huyện Vụ Bản có 5 đơn vị, huyện Ý Yên có 21 đơn vị, huyện Nam Trực có 7 đơn vị, huyện Trực Ninh có 8 đơn vị, huyện Xuân Trường có 4 đơn vị, huyện Giao Thủy có 12 đơn vị, huyện Nghĩa Hưng có 12 đơn vị, huyện Hải Hậu có 17 đơn vị và thành phố Nam Định có 2 đơn vị.

Tỉnh Khánh Hòa có 19 đơn vị cấp xã thuộc diện sắp xếp. Bên cạnh đó, theo quy hoạch giai đoạn 2021 - 2030, tỉnh sẽ tiến hành rà soát sắp xếp một số xã tuy không thuộc diện phải sắp xếp nhưng sẽ đề xuất thực hiện để phù hợp với quy hoạch tỉnh, quy hoạch nông thôn và quy hoạch đô thị.

Chủ tịch TP.HCM Phan Văn Mãi phát biểu
Chủ tịch TP.HCM Phan Văn Mãi phát biểu

Cũng theo Nghị quyết số 09/2022 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đưa ra mục tiêu xây dựng Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương đến năm 2030. Chính vì vậy mà trong thời gian sắp tới, tỉnh sẽ triển khai đồng thời việc nâng cấp đô thị, thành lập các đô thị trên cơ sở nâng cấp các đơn vị hành chính nông thôn, xây dựng lộ trình thực hiện cụ thể để từng bước đáp ứng các tiêu chí đối với thành phố trực thuộc Trung ương.

Tỉnh Quảng Bình có 23 xã không đảm bảo tiêu chuẩn nhưng có 17 đơn vị có yếu tố đặc thù nên sẽ gặp nhiều khó khăn khi tiến hành sắp xếp. 

Tỉnh Quảng Bình không có đơn vị hành chính cấp huyện thuộc diện phải sắp xếp.

Đặc biệt, Hà Nội và TP.HCM sẽ là 2 thành phố có nhiều đơn vị hành chính cấp huyện, xã thuộc diện phải sáp nhập nhiều nhất. Trong đó, TP.HCM có 6 huyện và 149 xã thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Thành phố cũng đang tập trung chỉ đạo lập phương án, xây dựng và hoàn thành đề án theo đúng tiến độ quy định; trình Thủ tướng phê duyệt chậm nhất vào ngày 31/10. Còn Hà Nội có quận Hoàn Kiếm và 176 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện phải sắp xếp trong giai đoạn 2023-2025.

Cũng theo phát biểu trong hội nghị, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, việc sắp xếp huyện, xã giai đoạn 2023-2030 cần phải được tiến hành khẩn trương hơn, kỹ hơn và nhanh chóng hơn. Trong giai đoạn này, số lượng đơn vị hành chính cần phải được sắp xếp cũng nhiều hơn, cụ thể là 58 tỉnh sắp xếp 33 huyện và 1327 xã.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, lần này còn tiến hành sắp xếp đô thị, nhập một phần hoặc toàn bộ đơn vị hành chính nông thôn vào đơn vị hành chính đô thị nên cần phải đảm bảo chất lượng đô thị, giai đoạn trước chỉ yêu cầu đáp ứng 50%, giai đoạn này cần  yêu cầu cao hơn, 100%.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, việc sắp xếp giai đoạn 2023-2025 cần chuẩn bị tốt cho giai đoạn sau, tránh tình trạng làm thiếu đồng bộ, cầm chừng, dồn việc cho giai đoạn sau. Bởi dự kiến giai đoạn sau sẽ sắp xếp rất nhiều, dự kiến lên đến 169 huyện và 2884 xã (giai đoạn 2025 - 2030). 

Tin tức mới nhất

6 trường hợp nhà ở không được chứng nhận quyền sở hữu từ 2025: Người dân nên nắm rõ
Tin tức

6 trường hợp nhà ở không được chứng nhận quyền sở hữu từ 2025: Người dân nên nắm rõ

Theo quy định, sẽ có những trường hợp dưới đây tài sản gắn liền với đất không được chứng nhận quyền sở hữu khi cấp Giấy chứng nhận, người dân chú ý.

3 tuần trước
Toàn cảnh vụ Đoàn Di Băng liên quan hàng loạt sản phẩm bị thu hồi
Tin tức

Toàn cảnh vụ Đoàn Di Băng liên quan hàng loạt sản phẩm bị thu hồi

3 tuần trước
Phát hiện Băng Vệ Sinh chứa thuốc trừ sâu cao hơn 40 lần cho phép tại Anh
Tin tức

Phát hiện Băng Vệ Sinh chứa thuốc trừ sâu cao hơn 40 lần cho phép tại Anh

3 tuần trước
Trúng độc đắc 8 tỉ, chủ trọ Bình Dương miễn tiền nhà cho cả trăm người thuê
Tin tức

Trúng độc đắc 8 tỉ, chủ trọ Bình Dương miễn tiền nhà cho cả trăm người thuê

3 tuần trước
Thêm 2 cơ sở sản xuất giá đỗ ngậm hóa chất bị phát hiện: Quy trình làm ra hàng tấn sản phẩm mỗi ngày
Tin tức

Thêm 2 cơ sở sản xuất giá đỗ ngậm hóa chất bị phát hiện: Quy trình làm ra hàng tấn sản phẩm mỗi ngày

3 tuần trước
Giá vàng ngày 27/5: 'Lao dốc' mạnh, chênh lệch với thế giới vẫn gần 14 triệu đồng/lượng
Tin tức

Giá vàng ngày 27/5: "Lao dốc" mạnh, chênh lệch với thế giới vẫn gần 14 triệu đồng/lượng

3 tuần trước
Bộ Y tế chỉ đạo Hỏa Tốc phòng chống dịch bệnh Covid-19, Sốt Xuất huyết
Tin tức

Bộ Y tế chỉ đạo Hỏa Tốc phòng chống dịch bệnh Covid-19, Sốt Xuất huyết

4 tuần trước
TP.HCM gia tăng ca mắc Covid-19, 83% do biến chủng mới lần đầu phát hiện
Tin tức

TP.HCM gia tăng ca mắc Covid-19, 83% do biến chủng mới lần đầu phát hiện

4 tuần trước
Giá vàng hôm nay 25/5: Vàng miếng và vàng nhẫn đồng loạt tăng mạnh, chênh lệch với thế giới nới rộng
Tin tức

Giá vàng hôm nay 25/5: Vàng miếng và vàng nhẫn đồng loạt tăng mạnh, chênh lệch với thế giới nới rộng

4 tuần trước
Phá đường dây lừa đảo qua mạng tinh vi, tịch thu 20 kg vàng trị giá hơn 28 tỷ đồng trong căn trọ nhỏ hẹp
Tin tức

Phá đường dây lừa đảo qua mạng tinh vi, tịch thu 20 kg vàng trị giá hơn 28 tỷ đồng trong căn trọ nhỏ hẹp

4 tuần trước
Giá vàng hôm nay 24/5: Tăng vọt gần 3.360 USD/ounce, nhà đầu tư đổ xô tìm nơi trú ẩn
Tin tức

Giá vàng hôm nay 24/5: Tăng vọt gần 3.360 USD/ounce, nhà đầu tư đổ xô tìm nơi trú ẩn

4 tuần trước
Giá vàng nhẫn đồng loạt giảm, chênh lệch với vàng thế giới lên đến 15 triệu đồng: Nên mua hay chờ?
Tin tức

Giá vàng nhẫn đồng loạt giảm, chênh lệch với vàng thế giới lên đến 15 triệu đồng: Nên mua hay chờ?

4 tuần trước
Vợ chồng nghèo 'vét' 30.000 đồng mua vé số, trúng độc đắc: Trả nợ, tặng bà con
Tin tức

Vợ chồng nghèo 'vét' 30.000 đồng mua vé số, trúng độc đắc: Trả nợ, tặng bà con

4 tuần trước
Giá vàng thế giới lao dốc, trong nước ngược dòng tăng nhẹ: Nhà đầu tư nên dè chừng hay tận dụng cơ hội?
Tin tức

Giá vàng thế giới lao dốc, trong nước ngược dòng tăng nhẹ: Nhà đầu tư nên dè chừng hay tận dụng cơ hội?

2 tháng trước
Hào quang mặt trời ở Hà Nội là hiện tượng bình thường, không phải điềm báo
Tin tức

Hào quang mặt trời ở Hà Nội là hiện tượng bình thường, không phải điềm báo

2 tháng trước

Đọc nhiều