24h
Yeah1 News

Sắp có 3 trường hợp thẻ BHYT mất giá trị sử dụng, cần đổi ngay nếu không muốn bị trả về khi khám bệnh?

Chủ nhật, 13/08/2023 | 13:21 (GMT+7)

Những người dân sử dụng BHYT để khám chữa bệnh thì cần hết sức lưu ý 3 trường hợp dưới đây.

Bảo hiểm y tế (BHYT) là loại bảo hiểm rất thông dụng ở Việt Nam để dùng trong quá trình khám chữa bệnh. BHYT sẽ giúp người tham gia được hưởng quyền lợi khi khám chữa bệnh, giảm phần nào các chi phí chữa trị. Tuy nhiên, người dân nên đặc biệt lưu ý về 3 trường hợp dưới đây, thẻ BHYT sẽ không có giá trị sử dụng. Nếu rơi vào 1 trong 3 trường hợp này, người dân cần lập tức đổi sang thẻ mới để tránh bị trả lại bảo hiểm khi muốn sử dụng lúc khám chữa bệnh.

BHYT có thể bị trả về và từ chối nếu hết giá trị sử dụng (ảnh minh họa)
BHYT có thể bị trả về và từ chối nếu hết giá trị sử dụng (ảnh minh họa)

- Thẻ đã hết thời hạn sử dụng. Thời hạn sử dụng của thẻ BHYT phụ thuộc vào đối tượng tham gia và thời điểm đóng BHYT.

- Thẻ bị sửa chữa, tẩy xoá . Đây là hành vi vi phạm pháp luật và làm mất tính xác thực của thẻ BHYT.

-Người có tên trong thẻ không tiếp tục tham gia BHYT. Đây là trường hợp người tham gia ngừng đóng BHYT hoặc chuyển sang đối tượng khác.

Hành vi tẩy xóa, sửa chữa thẻ BHYT trước đây có thể bị phạt đến 2 triệu đồng, theo khoản 1 Điều 65 Nghị định 176/2013/NĐ-CP. Nhưng hiện nay hành vi này đã không còn bị xử phạt, chỉ có người bệnh sẽ không được hưởng các chế độ về BHYT. Quy định mới được nêu rõ trong Nghị định 117/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 155/11/2020.

Nên kiểm tra kỹ bảo hiểm của mình có rơi vào trường hợp hết giá trị sử dụng hay không (ảnh minh họa)
Nên kiểm tra kỹ bảo hiểm của mình có rơi vào trường hợp hết giá trị sử dụng hay không (ảnh minh họa)

Bạn cần kiểm tra ngay liệu BHYT của mình có rơi vào 1 trong 3 trường hợp trên hay không và nếu có thì cần đổi thẻ BHYT ngay. Người dân có thể đổi thẻ BHYT mới bằng cách đến cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi cấp thẻ hoặc nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu. Sau khi đổi thẻ, có thể sử dụng thẻ mới để khám, chữa bệnh BHYT như thông thường.

Thông tin về những giấy tờ cần có trong hồ sơ khi đi đổi thẻ BHYT cần có, bạn có thể tham khảo như sau:

Đơn đề nghị đổi thẻ của người tham gia BHYT.

Thẻ BHYT cần đổi.

Trong vòng 7 ngày sau khi hồ sơ đổi thẻ BHYT được nhận, tổ chức bảo hiểm y tế phải đổi thẻ cho người tham gia BHYT. Đáng chú ý, dù đang trong thời gian chờ đổi thẻ, người có thẻ vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia BHYT.

Theo dõi Yeah1 trên Yeah1 - Google news

Cùng chuyên mục