24h
Yeah1 News

Quốc gia châu Á bỏ ăn Tết Nguyên đán với mong muốn tiến kịp phương Tây?

Thứ sáu, 09/02/2024 | 17:25 (GMT+7)

Một quốc gia ở Châu Á bỏ Tết Nguyên đán để đón Tết Tây (Dương lịch) với mong muốn tiết kiệm thời gian cũng như mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho đất nước.

Tết Nguyên đán là ngày lễ đánh dấu ngày trăng non đầu tiên của âm lịch, là loại lịch truyền thống được sử dụng ở nhiều nước châu Á, bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc. Ở những nước này và các nước châu Á khác, đây là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Theo đó, Tết Nguyên đán 2024 là "năm con rồng.

Cũng ở Châu Á, Nhật Bản là quốc gia châu Á đã bỏ Tết Nguyên đán. Ganjitsu, Tết cổ truyền của Nhật ngày nay rơi vào ngày 1/1 là ngày đầu của năm Dương lịch. Như vậy, nước này sẽ ăn Tết sớm hơn các quốc gia láng giềng khoảng 1 tháng. Dù không tổ chức Tết Nguyên đán, các tục lệ và lễ hội truyền thống vẫn được người Nhật duy trì trong Tết dương như múa sư tử, treo đèn lồng đỏ, nấu những món truyền thống, diễu hành kỷ niệm…

Người Nhật đón năm mới vào ngày 1.1 dương lịch và gọi đây là ngày đầu năm mới (Ganjitsu).
Người Nhật đón năm mới vào ngày 1.1 dương lịch và gọi đây là ngày đầu năm mới (Ganjitsu).

Người Nhật từng có nhiều thế kỷ sử dụng lịch âm và đón Tết Nguyên đán như nhiều quốc gia châu Á. Tuy nhiên, đến năm 1873, Nhật Bản quyết định áp dụng lịch Gregorian (lịch Dương) với mong muốn tiến kịp phương Tây.

Vào thời điểm đó, thái độ phổ biến của các tầng lớp tinh hoa Nhật Bản là xem những tập quán của châu Á kém hơn phương Tây và kìm hãm sự phát triển của đất nước, trong đó có ngày tết âm lịch. Họ cho rằng bỏ ngày này sẽ giảm bớt ngày nghỉ, tập trung làm việc, tăng sản lượng quốc gia, phát triển kinh tế... Ngày nay, Tết Nguyên đán chỉ còn tổ chức ở một số nơi có người gốc Hoa sinh sống ở Nhật Bản.

Nhật Bản đã áp dụng lịch Gregorian (lịch dương) với mong muốn tiến kịp phương Tây.
Nhật Bản đã áp dụng lịch Gregorian (lịch dương) với mong muốn tiến kịp phương Tây.

Khác với Việt Nam, danh sách 12 con giáp của người Nhật không có Mão (mèo) và thay vào đó là thỏ. Tương tự, thỏ cũng thay vị trí của mèo trong quan niệm con giáp ở các nước như Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc, Ấn Độ.

Theo quan niệm của Nhật Bản, vào dịp năm mới, thần Toshigami -sama sẽ đến thăm từng nhà, mang tới may mắn, sức khỏe. Vị thần thường hạ giới và trú ẩn trong cây tùng, do đó người Nhật thường trang trí loại cây này trước cửa nhà, cùng các món đồ như dải giấy trắng xua đuổi ma quỷ, thừng bện bằng cỏ để cầu tài lộc, quả quýt mang lại thịnh vượng…

Quốc gia châu Á bỏ ăn Tết Nguyên đán với mong muốn tiến kịp phương Tây? - ảnh 3
Quốc gia châu Á bỏ ăn Tết Nguyên đán với mong muốn tiến kịp phương Tây? - ảnh 4

Lễ rung chuông là sự kiện truyền thống được người Nhật tổ chức đêm giao thừa. Họ sẽ tập trung tại những ngôi đền thiêng để gióng lên 108 hồi chuông đánh dấu thời điểm bắt đầu năm mới. Con số 108 tượng trưng cho những dục vọng trong con người. Người Nhật xem việc rung chuông là nghi thức giúp gột rửa tâm hồn, xóa đi những ham muốn tầm thường, giúp mọi người gạt bỏ lo âu, muộn phiền của năm cũ.

Theo dõi Yeah1 trên Yeah1 - Google news
Từ khóa: Tết Nguyên Đán   Nhật Bản  

Cùng chuyên mục