Mới đây, trong một chương trình về đồ cổ, chàng trai đã mang lên trường quay chiếc quạt lông vũ của Gia Cát Lượng khiến ai cũng bất ngờ khi nghe chuyên gia phân tích.
Trong tập phát sóng gần đây của chương trình Hoa Sơn Luận Giám (chương trình chuyên thẩm định báu vật, đồ cổ của Trung Quốc), một chàng trai đến từ từ Hà Bắc, Trung Quốc đem một chiếc hộp bí mật được truyền lại trong gia đình suốt nhiều năm. Thứ bên trong chiếc hộp khiến mọi người bất ngờ là một chiếc quạt được chạm khắc tinh xảo với cán trắng như ngọc và hình dáng khiến người ta liên tưởng đến chiếc quạt lông vũ của Gia Cát Lượng thời Tam Quốc.
Nói về lại lịch của món bảo vật, anh chàng tiết lộ anh là con cháu của của Gia Cát Lượng. Gia đình anh đều xem nó như bảo bối và cất giữ trong nhà thờ tổ tiên. Chỉ những ngày lễ tết hay dịp trọng đại của gia tộc, chiếc quạt này mới được mang ra ngoài. Các chuyên gia bắt đầu phân tích chiếc quạt nổi tiếng này là cổ vật lâu đời nhất lịch sử Trung Quốc, xuất hiện từ thời Thục Hán với hơn 2000 năm lịch sử.
Với một món đồn lịch sử như vậy chắc chắn nó có giá trị không hề nhỏ. Qua một thời gian quan sát kỹ lưỡng và soi đèn pin vào lông và đường nét hoa văn được chạm khắc trên cán quạt, các chuyên gia ước tính giá không dưới 10 triệu NDT (hơn 33,8 tỷ đồng). Đặc biệt phần cán quạt được làm từ ngà voi rất quý hiếm. Được biết, chiếc quạt này là thứ do Thái hậu ban tặng. Gia Cát Lượng vốn là ngôi sao trên bầu trời và được Ngọc Hoàng phái xuống trần gian để phò tá Lưu Bị xưng bá thiên hạ.
Theo luật, ở Trung Quốc, buôn bán, tàng trữ ngà voi là điều bị pháp luật nghiêm cấm. Dù cây quạt có giá trị cực kỳ lớn nhưng ngà voi bị cấm mua bán nên chưa chắc đã có vị khách giàu có nào dám tậu món đồ này về sưu tầm và trưng bày. Chàng trai nghe xong vừa mừng vì chiếc quạt có giá trị quá lớn nhưng cũng lo lắng vì không biết nên làm gì tiếp theo với món bảo vật này.
Chính vì thế, các chuyên gia cũng nhắc nhở chàng trai trẻ không nên bán món bảo vật này đi vì sẽ gặp họa. Thay vào đó, họ khuyên anh nên sớm giao nộp nó cho chính quyền hoặc bảo tàng để món đồ được bảo quản một cách tốt và an toàn nhất.
Theo Zhihu, chương trình Hoa Sơn Luận Giám vẫn thường hay xuất hiện các hiện vật thuộc về lịch sử gây xôn xao dư luận như vậy. Mỗi lần xem chương trình, khán giả lại được chiêm ngưỡng những báu vật cổ từ thời xa xưa.
Nói như vậy không có nghĩa lời thẩm định của các chuyên gia sẽ hoàn toàn đúng vì cũng có lúc sai. Do đó, người muốn kiểm định cổ vật nên đến các viện nghiên cứu quốc gia và sử dụng các phương pháp khoa học sẽ cho kết quả khách quan và chính xác hơn.
Ảnh: tổng hợp