Theo quy định mới nhất, 3 trường hợp công chức viên chức được hưởng vĩnh viễn chế độ “biên chế suốt đời” mọi người nên nắm thông tin để tránh thiệt thòi.
Nhiều người hay nghe 2 chữ "Biên chế" nhưng vẫn không hiểu hết ý nghĩa cũng như quyền lợi từ cụm từ này. Theo đó, có thể hiểu biên chế là số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được cấp thẩm quyền, quyết định. Những người thuộc biên chế sẽ được hưởng lương từ ngân sách nhà nước (theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 108/2014/NĐ-CP).

Được biết, Luật Viên chức được sửa đổi vào năm 2019 đã bỏ quy định liên quan đến "biên chế suốt đời" tuy nhiên vẫn có 3 trường hợp ngoại lệ được ký hợp đồng không xác định thời hạn, người dân cần nắm rõ để tránh bị thiệt thòi.
Thứ 1: Đối với viên chức tuyển dụng trước ngày 1/7/2020, đáp ứng các điều kiện theo quy định
Thứ 2: Cán bộ, công chức chuyển thành viên chức;
Thứ 3: Người được tuyển dụng làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn.

Như vậy, có 3 trường hợp được hưởng "biên chế suốt đời", đảm bảo tính ổn định, lâu dài, bền vững trong công việc và thu nhập của viên chức. Đồng thời, đối với những viên chức mới trúng tuyển từ ngày 1.7.2020 đều phải ký hợp đồng làm việc xác định thời hạn.
Bên cạnh đó, ngoài biên chế, hiện nay còn có tinh giản biên chế. Tinh giản biên chế là việc loại ra khỏi biên chế nhưng người dôi dư, không đáp ứng điều kiện, yêu cầu của công việc, không tiếp tục bố trí công tác khác và được hưởng chế độ giành cho người bị tinh giản biên chế.
Ảnh: Tổng hợp