Trường hợp cha mẹ qua đời đột ngột không để lại di chúc, nhiều người thắc mắc liệu con cái có được quyền tự ý sang tên sổ đỏ hay không?
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay còn được gọi là sổ đỏ là một giấy tờ thủ tục hành chính liên quan đến quyền sử dụng đất đai được pháp luật bảo vệ. Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn với đất đai là chứng thư pháp lý để Nhà nước căn cứ xác định quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với mảnh đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
Điều này đồng nghĩa với việc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác liên quan đến mảnh đất hợp pháp đó.
Thông thường, người không có quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở hay tài sản gắn liền với đất phải được sang tên tài sản từ người có quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở hay tài sản gắn liền với đất theo những thủ tục hợp pháp của Nhà nước quy định.
Một số người thắc mắc, trong trường hợp cha mẹ qua đời đột ngột không kịp để lại di chúc hay sang tên quyền sử dụng đất thì con cái có thể tự ý sang tên mảnh đất ấy để trở thành tài sản riêng của mình hay không?
Liên quan đến vấn đề này, chuyên gia về luật cho biết, thủ tục sang tên sổ đỏ khi người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được quy định theo luật thừa hưởng tài sản.
Quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, khi cha mẹ qua đời không để lại di chúc thì người thừa kế hợp pháp của di sản ấy (chỉ bao gồm tài sản riêng của người chết, không bao gồm tài sản chung của người chết chung với người khác) sẽ được phân chia theo quy định pháp luật tại Điều 651.
Người được thừa kế theo pháp luật (không có di chúc) được quy định theo thứ tự như sau:
1. Hàng thừa kế thứ nhất: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chất;
2. Hàng thừa kế thứ hai: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; Cháu ruột của người chết mà người chết đóng vai trò là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
3. Hàng thừa kế thứ ba: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, dì cuột, cô ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết đóng vai trò là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chặt ruột của người chết mà người chết đóng vai trò là cụ nội, cụ ngoại...
Như vậy, trong trường hợp thứ nhất, nếu cha mẹ chỉ có một người con là đối tượng thừa hưởng. Lúc này, đối tượng đó là người duy nhất nằm trong hàng thừa kế thứ nhất. Đối tượng chỉ cần làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc văn phòng công chứng, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có mảnh đất mà người đã chết để lại di sản.
Trường hợp thứ hai, nếu cha mẹ có từ 2 người con trở lên hoặc cha mẹ vẫn còn những đối tượng nhân thân khác theo quy định thừa kế ở hàng thứ nhất thì đối tượng phải yêu cầu tất cả những người này làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế để đồng ý cho đối tượng nhận toàn bộ diện tích đất mà cha mẹ đối tượng đã để lại hoặc làm thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế. Việc khai nhận này phải được công chứng hoặc chứng thực bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền.