24h
Yeah1 News

Một sự thật về ngày Thất Tịch trước nay ai cũng hiểu sai, hơn 90% người không biết

Thứ hai, 21/08/2023 | 10:03 (GMT+7)

Theo quan niệm Á Đông, ngày mùng 7 tháng 7 hàng năm được xem là ngày Thất Tịch. Nhiều người quan niệm ăn chè đậu đỏ vào ngày này thì sớm gặp người yêu.

Xuất phát từ một sự tích trong dân gian, người dân Á Đông xưa lấy ngày mùng 7 tháng 7 âm lịch mỗi năm làm ngày lễ Thất Tịch. Lễ Thất Tịch còn có tên gọi khác là Tết Ngâu, phổ biến nhất ở Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản... Tương truyền, lễ Thất Tịch gắn liền với sự tích Ngưu Lang - Chức Nữ nên nó còn tượng trưng cho ngày lễ tình yêu theo quan niệm dân gian.

Ngưu Lang và Chức Nữ có chuyện tình cảm bi thương, gặp nhiều trắc trở. Mỗi năm, họ chỉ được gặp nhau một lần vào ngày mùng 7 tháng 7 âm lịch trên cầu Ô Thước. Nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ rơi xuống đất hóa thành cơn mưa. Chính vì vậy người ta cho rằng lễ Thất Tịch mỗi năm đều có mưa to cũng vì vậy!

Một sự thật về ngày Thất Tịch trước nay ai cũng hiểu sai, hơn 90% người không biết - ảnh 1
Ngày lễ Thất Tịch gắn liền với sự tích Ngưu Lang - Chức Nữ
Ngày lễ Thất Tịch gắn liền với sự tích Ngưu Lang - Chức Nữ

Trong ngày lễ Thất Tịch, tùy theo văn hóa của mỗi vùng miền, quốc gia mà có những món ăn truyền thống. Phổ biến nhất vẫn là chè đậu đỏ hoặc những loại bánh làm từ đậu đỏ. Người trẻ quan niệm, ăn chè đậu đỏ vào ngày lễ Thất Tịch sẽ sớm có người yêu hoặc cầu tình duyên hạnh phúc cho các cặp đôi.

Theo thời gian, quan niệm này càng được nhân rộng và lan truyền khắp nơi. Tuy nhiên, thực tế là người Trung Quốc vốn không có truyền thống ăn chè đậu đỏ vào ngày lễ Thất Tịch. Theo lý giải trên trang Baike của Trung Quốc, trong vòng 20 năm gần đây, người Trung mới có truyền thống xem ngày Thất Tịch là ngày lễ tình nhân. 

Ngày lễ Thất Tịch, nhiều người có thói quen ăn chè đậu đỏ để cầu tình duyên
Ngày lễ Thất Tịch, nhiều người có thói quen ăn chè đậu đỏ để cầu tình duyên

Biểu tượng của ngày lễ Thất Tịch không phải chè đậu đỏ mà là hồng đậu - một loại đậu đặc biệt có màu đỏ thường xuất hiện ở Trung Quốc. Thậm chí, người Trung còn tổ chức ngày hội tên "Hồng đậu Thất Tịch" để chúc mừng ngày lễ truyền thống này. 

Tuy nhiên, người dân luôn hiểu sai hồng đậu là đậu đỏ của Việt Nam. Thực chất, hồng đậu được nhắc đến trong sự tích Thất Tịch là một loại đậu tương tư, có chứa độc tính và không thể hoàn toàn dùng trong chế biến thức ăn.

Một sự thật về ngày Thất Tịch trước nay ai cũng hiểu sai, hơn 90% người không biết - ảnh 4
Thực tế, loại đậu gắn liền với ngày lễ Thất Tịch và đậu tương tư (hồng đậu) chứ không phải đậu đỏ của Việt Nam
Thực tế, loại đậu gắn liền với ngày lễ Thất Tịch và đậu tương tư (hồng đậu) chứ không phải đậu đỏ của Việt Nam

Bề ngoài hồng đậu thường có bản dẹp hoặc hình trái tim, vỏ rắn chắc, có thể bảo quản rất lâu nên được người ta xâu thành chuỗi vòng để đeo trên tay hoặc tặng cho người yêu với ý nghĩa "bách niên giai lão". Sau khi du nhập vào Việt Nam, không ít người lầm tưởng hồng đậu là đậu đỏ nên mới có trào lưu ăn chè đậu đỏ vào ngày lễ Thất Tịch.

Theo dõi Yeah1 trên Yeah1 - Google news

Cùng chuyên mục