24h
Yeah1 News

Một huyện không đổi tên suốt 2.700 năm chỉ vì một mỹ nữ có nhan sắc sánh ngang với Tây Thi

Thứ hai, 14/08/2023 | 13:57 (GMT+7)

Để tưởng nhớ đến giai thoại về mỹ nhân đặc biệt có nhan sắc sánh với Tây Thi, huyện thị quyết định không đổi tên dù đã trải qua 2.700 năm.

Trải qua nhiều thời kỳ biến đổi với các cuộc canh tân và chiến tranh không ngừng, trong khi các huyện thị, thành phố, tỉnh thành đổi tên không ngừng nghỉ thì có một huyện nhỏ với khoảng 1.836 km2 tại Trung Quốc vẫn giữ nguyên tên gọi từ xưa đến nay. Được biết, huyện Tức (hay còn gọi là Tức thị) tên chỉ có một chữ Tức và được đặt từ thời Xuân Thu (771 TCN - 476 TCN). 

Theo lời kể, huyện Tức vốn có nguồn gốc từ nước Tức - một trong những quốc gia nhỏ chịu sự chi phối của nước Sở cách nay khoảng 2.700 năm. Nơi đây được mọi người gọi là huyện Tức vì nó có liên quan đến tên của một mỹ nhân tuyệt sắc, là phu nhân của vua Tức thời Xuân Thu. Nhờ đức tính thủy chung và vẻ đẹp "chim sa cá lặn" nên người dân đã dùng tên của bà để gọi vùng đất này, đến nay vẫn chưa một lần đổi tên.

Tranh vẽ Tức phu nhân trong dân gian
Tranh vẽ Tức phu nhân trong dân gian

Được biết, vào thời kỳ Xuân Thu, các quốc gia thường có chiến lược liên hôn để giữ hòa bình. Trần Trang công - vị vua thứ 15 của nước Trần, cũng là một trong nhữ chư hầu nhà Chu đã gả 2 người con gái của mình cho vua nước Tức và vua nước Sái. Trong đó, người con gái út của Trần Trang công nổi tiếng với dung mạo như hoa, nhan sắc tựa tiên nữ trở thành Tức phu nhân sau đó.

Năm Sở Văn vương thứ 6 (năm 684 TCN), vợ chồng Tức phu nhân quay về nước Trần bận chuyện gia đình. Sau khi trở về, Tức phu nhân đến nước Sái để thăm chị gái của mình. Vốn nghe danh về sắc đẹp của Tức phu nhân, trong lúc 2 chị em đang tâm sự, Sái Ai hầu (vua nước Sái) bước vào và hoàn toàn bị mê hoặc bởi nhan sắc của em vợ.

Chị em Tức phu nhân và Sái phu nhân
Chị em Tức phu nhân và Sái phu nhân

Nhận thấy nguy hiểm, Tức phu nhân nhanh chóng tạm biệt chị gái về nhà. Tuy nhiên, Sái Ai hầu lại có hành động thất lễ với Tức phu nhân khiến Tức hầu vô cùng nổi giận. Thời điểm đó, Tức hầu vì muốn tiêu diệt Sái hầu nên đã cầu kiến Sở Văn vương dâng kế giả vờ đánh nước Tức, sau đó quân Tức sẽ cầu cứu Sái hầu, lợi dụng thời cơ, Sơ Văn vương có thể tấn công nước Sái.

Kế hoạch diễn ra thuận lợi, quả nhiên nước Sái bị Sở Văn vương đánh bại, Sái hầu bị bắt giam ở nước Sở. Đến năm Sở Văn vương thứ 10, vì căm ghét vợ chồng Tức hầu nên Sái hầu đã âm thầm ca tụng vẻ đẹp như tiên nữ của Tức phu nhân. Sở Văn vương si mê mỹ nhân nên đã đem quân đi tấn công nước Tức. Kết quả Tức hầu bị bắt làm lính canh cổng, Tức phu nhân trở thành mỹ nhân trong cung của Sở Văn vương, còn Sái hầu được tha tội về nước.

Vì say mê vẻ đẹp của Tức phu nhân mà 3 vị quân vương đã lao vào cuộc chiến
Vì say mê vẻ đẹp của Tức phu nhân mà 3 vị quân vương đã lao vào cuộc chiến

Theo giai thoại dân gian, vì để bảo vệ mạng sống cho Tức hầu, Tức phu nhân đã gật đầu lấy Sở Văn vương. Để lấy vòng mỹ nhân, Sở Văn vương không tiếc cung phụng và tìm mọi trò vui để chọc Tức phu nhân cười. Thậm chí, Sở Văn vương còn mang quân đi đánh nước Sái, khiến Sái Ai hầu bị bắt và sau này qua đời ở nước Sở.

Mặc dù trong sử sách không ghi chép Tức phu nhân mất năm nào nhưng theo "Liệt nữ truyện" của Lưu Hướng thời Tây Hán, sau khi nước Tức bị diệt vong, Sở Văn vương lấy Tức phu nhân làm vợ và bắt Tức hầu làm lính gác cổng. Một lần nọ, Sở Văn vương có việc rời khỏi kinh thành, Tức phu nhân âm thầm tìm gặp Tức hầu và hai người đã tự sát cùng nhau.

Tượng của Tức phu nhân còn lại đến ngày nay
Tượng của Tức phu nhân còn lại đến ngày nay

Dân gian lưu truyền giai thoại, thời điểm vợ chồng Tức phu nhân quyên sinh đúng ngay lúc hoa anh đào nở. Chính vì vậy, để tưởng nhớ tấm lòng trung trinh của Tức phu nhân, người dân còn gọi bà là Đào Hoa phu nhân. Nhan sắc của Tức phu nhân vẫn mãi là một truyền kỳ, được xưng tụng là một trong tứ đại mỹ nhân thời Xuân Thu bên cạnh Hạ Cơ, Văn Khương và Tây Thi.

Một phong cảnh nổi tiếng ở huyện Tức
Một phong cảnh nổi tiếng ở huyện Tức

Ngày nay, một huyện thuộc thành phố Tín Dương, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) với diện tích khoảng 1.836 km2 và 910.000 dân số (năm 2002) được gọi là huyện Tức. Cái tên này tồn tại qua hàng chục thế kỷ và vẫn không đổi tên. Huyện Tức nổi tiếng với một đoạn sông Hoài chảy qua và đến nay vẫn còn một bức tượng mô phỏng lại vẻ đẹp của Tức phu nhân bên trong quảng trường lớn.

Theo dõi Yeah1 trên Yeah1 - Google news
Từ khóa: đổi tên   huyện tức   tây thi   mỹ nữ  

Cùng chuyên mục