Câu chuyện tình nổi tiếng của vị vua đặc biệt được ghi chép vào sử sách lịch sử Việt Nam.
Lê Thánh Tông được xem là một vị hoàng đế anh minh thời Hậu Lê. Trong thời kỳ cầm quyền của ông, nhà nước Đại Việt quật khởi mạnh mẽ thực sự, phát triển rực rỡ ở mọi phương diện kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và quân sự.
Bên cạnh những cải cách liên quan đến cơ chế nhà nước, vua Lê Thánh Tông còn ban hành Bộ luật Hồng Đức là một trong những thành tựu hết sức quan trọng trong lịch sử pháp luật của Việt Nam so với các triều đại trước đó cũng như nhiều các quốc gia trên thế giới. Sự ra đời của bộ luật Hồng Đức được xem là sự kiện đánh dấu trình độ văn minh cao của xã hội Đại Việt vào thế kỷ 15.
Nói đến nền văn hóa dân tộc chúng ta không thể nào quên ơn được công lao vô cùng to lớn của vua Lê Thánh Tông. Ông đã viết nên lịch sử huy hoàng khi xuống chiếu minh oan cho Nguyễn Trãi và sưu tầm lại di cảo thơ văn Ức Trai, nhờ đó mà một phần quan trọng các di sản văn hóa của Nguyễn Trãi còn tồn tại đến ngày nay.
Từ xưa, ông bà ta đã có câu "Anh hùng khó qua ải mỹ nhân", tương truyền vua Lê Thánh Tông là vị vua có rất nhiều giai thoại về tình yêu. Trong đó phải kể đến một chuyện tình được ghi lại vào sổ sách lịch sử khi vua Lê Thánh Tông đem lòng yêu một ni cô khi có chuyến ghé thăm ngôi chùa có tên Ngọc Hồ.
Vào thế kỷ 15 về lầu Vọng Tiên (tức đền Vọng Tiên ở phố Hàng Bông bây giờ), vua Lê Thánh Thông có chuyến đi thăm Trường Quốc Tử Giám sau đó ghé thăm chùa Ngọc Hồ, vừa bước vào sân chùa, vua Lê Thánh Tông chợt sững sờ khi nghe thấy có tiếng người tụng kinh, giọng trong trẻo diệu kì như vút lên tận từng mây. Khi đến gần, trái tim vua như bị sét đánh khi thấy người đang tụng là một ni cô đẹp như tiên nữ giáng trần. Ni cô quay đầu lại và chạm ánh mắt của của vua Lê Thánh Thông, nhận thấy đôi mắt nhà vua nhìn mình đăm đắm, bèn lấy bút đề vào vách chùa hai câu thơ Nôm:
Tới đây mến cảnh mến thầy
Tuy vui đạo Bụt, chưa khuây lòng trần.
Câu thơ nói đúng tâm trạng càng làm vua Lê Thánh Tông xao xuyến. Vua liền sai các quan hầu cận làm thơ vịnh để ghi nhớ buổi kì ngộ.
Ngẫm sự trần duyên
khéo nực cười
Sắc không, tuy Bụt,
ấy lòng người
Chày kình một tiếng
tan niềm tục
Hồn bướm ba canh lẩn sự đời
Bể ái nghìn tầm mong tát cạn
Nguồn ân muôn trượng
chửa khơi vơi
Nào nào cực lạc là đâu tá?
Cực lạc là đây chín rõ mười.
Sau khi được ni cô xem qua, vị nữ đã tu thưa và ngỏ ý muốn sửa lại các câu thơ của vua Lê Thánh Tông.
Gió thông đưa kệ tan niềm tục,
Hồn bướm mơ tiên lẩn sự đời.
Vừa nghe xong, vua Lê Thánh Tông thật sự cảm phục trước trí tuệ và sự thanh khiết của ni cô, một mực mời ni cô lên xa giá về cung để lập làm phi. Tuy nhiên, khi xa giá vừa đến cửa Đại Hưng (khu vực Cửa Nam, Hà Nội ngày nay) thì trong xe không còn thấy bóng ni cô đâu nữa. Lòng vua Lê Thánh Tông tràn đầy lưu luyến, ông đã ban lệnh xây lầu Vọng tiên với mong muốn có thể gặp lại người con gái tài sắc và bí ẩn.
Trải qua nhiều năm, câu chuyện tình đặc biệt và oan trái này của vua Lê Thánh Tông đã được ghi chép vào sử sách lịch sử nước nhà. Chùa Ngọc Hồ hay chùa Bà Ngô vẫn còn tồn tại và lưu trữ những giá trị văn hóa lịch sử tại mảnh đất Thăng Long - Hà Nội. Được biết qua một thiên niên kỷ tồn tại, chùa Ngọc hồ đã trải qua nhiều lần trùng tu, tái thiết nhưng vẫn giữ được nét đẹp cổ kính của lịch sử.
Ảnh: Tổng hợp