24h
Yeah1 News

Hiện tượng bão kép: Chuyện “khủng khiếp” nào xảy ra khi 2 cơn bão gặp nhau, bão Sao La có rơi vào trường hợp này?

Thứ tư, 30/08/2023 | 17:45 (GMT+7)

Thông tin bão Sao La đang tiến gần vào biển Đông, 1 cơn bão mới tiếp tục xuất hiện. Chuyện gì sẽ xảy ra khi 2 cơn bão va chạm lẫn nhau, chúng có hợp nhất thành một siêu bão?

Những ngày vừa qua, thông tin về cơn bão Sao La dự báo hoành hành Biển Đông và áp thấp nhiệt đới cũng mạnh dần lên thành bão ảnh hưởng trực tiếp vào nước ta nhận được sự quan tâm của người dân. Theo nhận định của các chuyên gia khi tượng thủy văn, nguy cơ hình thành bão kép khá cao khiến nhiều người không khỏi hoang mang. Vậy chuyện "khủng khiếp" gì sẽ xảy ra khi 2 cơn bão va chạm nhau là thắc mắc của không ít người?

Hiệu ứng bão kép và sức ảnh hưởng khủng khiếp?

Hiệu ứng bão kép là hiện tượng hai cơn bão tiếp cận nhau và tương tác với nhau trong một khoảng thời gian nhất định dẫn đến đường đi của mỗi cơn bão bị thay đổi. Hơn nữa, hiện tượng hai cơn bão lớn gặp nhau được gọi là hiệu ứng Fujiwhara. Hiện tượng này được đặt tên theo nhà khí tượng học người Nhật Sakuhei Fujiwhara.

Hiện tượng bão kép: Chuyện “khủng khiếp” nào xảy ra khi 2 cơn bão gặp nhau, bão Sao La có rơi vào trường hợp này? - ảnh 1

Theo vị chuyên gia Nhật Bản giải thích, nếu hai cơn bão tới gần nhau trong khoảng cách 900 dặm (1.448 km), chúng có thể bắt đầu di chuyển theo quỹ đạo. Điều xảy ra tiếp theo sẽ phụ thuộc vào kích thước của mỗi cơn bão. Nếu một cơn bão mạnh hơn, cơn bão yếu hơn thường sẽ xoay quanh cơn bão lớn hơn. Nhưng nếu hai cơn bão mạnh như nhau, chúng có xu hướng quay quanh một trung tâm chung giữa hai cơn bão. Nếu hai cơn bão đi vào khoảng cách 190 dặm (305 km) của nhau, chúng sẽ va chạm hoặc hòa làm một.

Những cơn bão mạnh hơn sẽ gây ảnh hưởng lớn hơn những cơn bão yếu hơn.
Những cơn bão mạnh hơn sẽ gây ảnh hưởng lớn hơn những cơn bão yếu hơn.

Theo đó, nếu 2 cơn bão gặp nhau, sự va chạm có thể biến hai hơn bão nhỏ hơn thành một cơn bão siêu lớn. Va chạm cũng có thể khiến bão thay đổi hành trình. Những thay đổi đường đi do hiệu ứng bão kép gây ra có tác động đáng kể đến thời tiết và khí hậu. Thiên tai có thể xảy ra do hiệu ứng bão kép, cụ thể, thảm họa thường gặp mà hiệu ứng bão kép gây ra như mưa lớn kèm gió giật mạnh, mưa xối xả kèm giông lốc,...nguy hiểm hơn là mưa đá xuất hiện.

Hiệu ứng bão kép gây ra gió mạnh
Hiệu ứng bão kép gây ra gió mạnh

Do ảnh hưởng của tương tác, đường đi của bão có thể lệch khỏi hướng ban đầu, đôi khi còn quay ngược trở lại. Điều này mang lại rủi ro và thách thức lớn hơn cho người dân và chính quyền địa phương trong phạm vi ảnh hưởng của cơn bão. Vì vậy, việc nghiên cứu, dự báo hiệu ứng bão kép trở nên rất quan trọng

Hiện tượng bão kép có thể dẫn đến nhiều thảm họa thời tiết.
Hiện tượng bão kép có thể dẫn đến nhiều thảm họa thời tiết.

Xuất hiện thêm một cơn bão hoạt động song song cùng bão Sao La

Dẫn tin từ Thanh Niên, theo chuyên gia thời tiết, cùng với hoạt động của bão Saola, trên biển cũng đang tồn tại một cơn bão mạnh khác, có tên quốc tế là Haiku, cơn bão này mới hình thành, cường độ mạnh cấp 8. 

Phó trưởng phòng Dự báo thời tiết Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cho biết khoảng tối ngày 30/8, bão Sao La có khả năng đi vào đông bắc Biển Đông và trở thành cơn bão số 3. Theo vị chuyên gia này, không thể lường trước được hướng đi của bảo Sao La bởi cách nó  khoảng 1.400 km về phía đông có một cơn bão khác là Haikui đã hình thành. Cơn bão này đang có xu hướng dịch chuyển về phía Trung Quốc, khi bão Sao La vào Biển Đông có thể tương tác với bão Haikui.

Ảnh vệ tinh dự báo hai cơn bão trên Thái Bình Dương là Sao La và Haikui có thể tương tác với nhau, khiến đường đi của bão Sao La rất khó lường.
Ảnh vệ tinh dự báo hai cơn bão trên Thái Bình Dương là Sao La và Haikui có thể tương tác với nhau, khiến đường đi của bão Sao La rất khó lường.

Ông Tuấn cho biết thêm, do cơn bão mới trên Thái Bình Dương nên đường đi của bão Sao La đã có nhiều thay đổi. Dự báo ban đầu, bão Sao La đổ bộ vào Đài Loan (Trung Quốc), sau đó di chuyển vào khu vực tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc), nhưng trong 1 - 2 ngày gần đây, bão Sao La bắt đầu lệch về phía nam và đi vào Biển Đông trong khoảng 30 - 48 giờ tới.

Sau khi đi vào Biển Đông, đường đi của bão Sao La sẽ có 3 kịch bản. Kịch bản 1 là đi vào ven biển tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) sau đó đổi hướng và có khả năng đi dọc ven biển qua Hồng Kông - Ma Cao. Kịch bản 2, sau khi di chuyển vào Biển Đông, bão Sao La sẽ di chuyển theo hướng tây - tây bắc, sau đó đi theo hướng tây, hướng về bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc).

Theo dõi Yeah1 trên Yeah1 - Google news

Cùng chuyên mục