TP.HCM có lịch sử tồn tại lâu đời với rất nhiều địa danh nổi tiếng. Mỗi địa danh được đặt tên khác nhau mang ý nghĩa riêng mà ít người biết nguồn gốc.
Thành phố Hồ Chí Minh, trước đây được gọi là Sài Gòn, là một trong những thành phố lớn nhất và quan trọng nhất của Việt Nam. Thành phố này nằm ở miền Nam Việt Nam và là trung tâm kinh tế, văn hóa và công nghiệp của quốc gia. Thành phố Hồ Chí Minh là thủ đô kinh tế của Việt Nam và có dân số đông nhất, với hàng triệu cư dân.
Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều điểm du lịch quan trọng, bao gồm Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh (còn gọi là Nhà hát Lớn), Dinh Độc Lập, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Công viên Tao Đàn, và nhiều chợ truyền thống nổi tiếng như Chợ Bến Thành. Ngoài ra, Thành phố Hồ Chí Minh còn tồn tại nhiều địa danh gắn liền với đời sống của người dân từ thuở xa xưa đến nay. Mỗi địa danh được đặt tên theo ý nghĩa riêng. Có địa danh người dân không biết vì sao lại mang tên đó, chỉ biết từ đời ông bà đã gọi như thế.
Minh chứng như khu vực Cát Lái ở huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh. Nơi này có bến phà nổi tiếng và đồng thời cũng là cảng xuất nhập hàng lớn nhất nhì tại khu vực phía Nam. Trên thực tế, Cát Lái được viết đúng là "Các Lái" bắt nguồn từ việc ngày xưa, khu vực này có rất nhiều thương lái, người lái buôn quy tụ về để trao đổi buôn bán. Chính vì vậy người dân gọi là Các Lái, tuy nhiên theo thời gian, nó được sửa lại thành Cát Lái.
Phường Đa Kao là một địa điểm quen thuộc đối với người dân sống tại trung tâm quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Khác với các địa danh được đặt tên thuần Việt hoặc Hán Việt. Đa Kao có cấu trúc viết khá lạ khi kết hợp chữ "K" chữ vần "ao" thay vì viết đúng phải là chữ "C" với vần "ao". Được biết, từ Đa Kao bắt nguồn từ chữ "Đất hộ", ý chỉ vùng đất thuộc một hộ, nay là công viên Lê Văn Tám mà người Pháp phiên âm và đọc chệch thành Đa Kao.
Tương tự, Cầu Kho là một địa danh xưa cũ tồn tại lâu đời ở thành phố Hồ Chí Minh. Ngày nay, khu vực Cầu Khi nằm phía tây nam của quận 1 giáp phường Cô Giang, phường 1, quận 4 và phường Nguyễn Cư Trinh. Sở dĩ được gọi là Cầu Kho vì ngày xưa, cây cầu này nằm cạnh một kho chứa lúa của nhà Nguyễn được xây dựng năm 1805 nên được giữ nguyên tên gọi đến ngày nay.
Quận Gò Vấp là một trong những khu vực có mật độ dân cư đông đúc bậc nhất thành phố với rất nhiều tuyến đường lớn. Ban đầu, Gò Vấp được gọi là "Gò Vắp " bắt nguồn từ một gò đất cao, trồng nhiều cây vắp - một loại cây quen thuộc của người dân Khmer, còn được gọi là cây kompắp . Không biết vì sao theo thời gian, từ "Gò Vắp " đã được gọi và ghi thành Gò Vấp.
Bến đò Thủ Thiêm có giá trị lịch sử lâu đời đối với người dân thành phố Hồ Chí Minh từ xưa đến nay. Cụm từ này trong tiếng Việt vốn không có nghĩa. Nó được ghép từ chữ "thủ" gọi tắt của "thủ ngữ", ý chỉ làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự an ninh và thu thuế. Còn chữ "thiêm" xuất phát từ tên của một viên chức được cử đến cai quản nơi này.
Khu vực Hóc Môn cũng có ý nghĩa tên gọi sâu xa. Theo nhà nghiên cứu Lê Trung Hoa giải thích, "hóc" là một từ cổ, ý chỉ dòng nước nhỏ và chẹt . Trong khi đó, từ "môn" là cây môn nước. Nhiều người đặt ra giả thuyết ngày xưa, khu vực này thường có nhiều con rạch nhỏ với rừng môn nước mọc dày rậm rạp.
Địa danh Ngã tư Hàng Xanh là một trong những tụ điểm giao thông đông đúc bậc nhất tại thành phố Hồ Chí Minh. Thực tế, nếu viết đúng phải là Hàng Sanh. Theo "Đại Nam quốc âm tự vị" của tác giả Huỳnh Tịnh Của, "Sanh" là tên của một loại cây. Ngày trước, cây sanh mọc đầy 2 bên đường nên người dân thường gọi là Hàng Sanh. Mãi sau này cái tên đó vẫn được giữ lại nhưng bị biến chuyển thành Hàng Xanh.